Loading


Hướng dẫn 37/HD-TLĐ năm 2024 về Công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 37/HD-TLĐ
Ngày ban hành 24/12/2024
Ngày có hiệu lực 01/01/2025
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Ngọ Duy Hiểu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2024

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG ĐOÀN VỚI VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Công đoàn, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Nghị định số 59/2023/NĐ-CP) và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn) hướng dẫn công tác tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (Ban TTND) như sau:

I. TỔ CHỨC BAN THANH TRA NHÂN DÂN

1. Phạm vi, đối tượng thực hiện

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) có tổ chức Công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị; ban lãnh đạo doanh nghiệp thành lập Ban TTND theo quy định tại Điều 60 và Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Điều 21 và Điều 25 Nghị định số 59/2023/NĐ-CP.

Đối với cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan chủ động đề xuất, phối hợp với người đứng đầu cơ quan áp dụng thống nhất các quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 59/2023/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Điều lệ của tổ chức mình, quy định việc tổ chức, hoạt động Ban TTND trong quy chế thực hiện dân chủ. Trường hợp do đặc thù của tổ chức, có nội dung áp dụng không phù hợp, sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan và báo cáo cấp ủy cùng cấp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan báo cáo Công đoàn cấp trên trực tiếp bằng văn bản về nội dung không áp dụng. Công đoàn cấp trên trực tiếp thông báo ý kiến về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận nội dung áp dụng trong thời hạn không quá 15 ngày.

Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù không tổ chức Ban TTND, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị báo cáo Công đoàn cấp trên trực tiếp bằng văn bản. Công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định và thông báo ý kiến cho Công đoàn cơ quan, đơn vị biết trong thời hạn không quá 15 ngày.

Cơ quan, đơn vị có công đoàn sinh hoạt ghép thì Ban Chấp hành Công đoàn sinh hoạt ghép sau khi thống nhất với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, báo cáo Công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định có thể thành lập Ban TTND theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thành lập Ban TTND thì Ban Chấp hành Công đoàn sinh hoạt ghép phân công cho 01 đồng chí cán bộ công đoàn ở cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ của Ban TTND ở từng cơ quan, đơn vị.

Khuyến khích Công đoàn các doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước đề xuất, phối hợp với ban lãnh đạo doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức áp dụng thống nhất các quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 59/2023/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Điều lệ của doanh nghiệp, tổ chức mình, quy định việc tổ chức, hoạt động Ban TTND trong quy chế thực hiện dân chủ và công khai nội dung áp dụng để người lao động được biết. Phạm vi, nội dung, cách thức thực hiện không được trái hoặc hạn chế quyền thực hiện dân chủ của người lao động được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và pháp luật khác có liên quan.

2. Tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân

2.1. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban Thanh tra nhân dân

Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban TTND quy định tại khoản 2 Điều 60 và khoản 2 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tìm hiểu, lựa chọn đưa vào danh sách giới thiệu nhân sự để bầu thành viên Ban TTND, đảm bảo người tham gia Ban TTND còn thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp còn đủ 01 nhiệm kỳ Ban TTND hoặc trường hợp cần thiết thì giới thiệu người còn thời gian đủ 12 tháng tính đến kỳ Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (Hội nghị CBCCVCNLĐ) hoặc hội nghị người lao động (Hội nghị NLĐ) lần kế tiếp.

2.2. Số lượng, cơ cấu thành viên Ban Thanh tra nhân dân

- Số lượng thành viên Ban TTND

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 59/2023/NĐ-CP và căn cứ vào số lượng CBCCVCNLĐ, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo cấp ủy dự kiến số lượng thành viên Ban TTND để trình Hội nghị CBCCVCNLĐ quyết định, Ban TTND ở cơ quan, đơn vị có số lượng thành viên là số lẻ, từ 3 đến 9 thành viên.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 59/2023/NĐ-CP và căn cứ vào số lượng người lao động, Ban Chấp hành Công đoàn doanh nghiệp trao đổi với ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), báo cáo cấp ủy dự kiến số lượng thành viên Ban TTND để trình Hội nghị NLĐ quyết định, Ban TTND ở doanh nghiệp có số lượng thành viên là số lẻ, từ 3 đến 9 thành viên.

Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, ban lãnh đạo doanh nghiệp và báo cáo cấp ủy, Ban Chấp hành Công đoàn đề xuất Hội nghị CBCCVCNLĐ hoặc Hội nghị NLĐ quyết định số lượng thành viên Ban TTND nhiều hơn 9 và là số lẻ, nhưng không quá 15 thành viên để bảo đảm hoạt động hiệu quả.

- Cơ cấu Ban Thanh tra nhân dân

Căn cứ khoản 4 Điều 60 và khoản 2 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, khoản 3 Điều 21 và khoản 2 Điều 25 Nghị định số 59/2023/NĐ-CP, Ban Chấp hành Công đoàn báo cáo cấp ủy dự kiến cơ cấu thành viên Ban TTND như sau:

Đối với Ban TTND ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có dưới 09 thành viên thì Ban TTND gồm có Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban và các Ủy viên.

Trường hợp số lượng thành viên Ban TTND từ 09 thành viên trở lên, Ban TTND gồm có Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó Trưởng ban và các Ủy viên.

3. Bầu, công nhận thành viên Ban Thanh tra nhân dân

3.1. Chuẩn bị nhân sự bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân

Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu nhân sự, lập danh sách dự kiến bầu Ban TTND với cơ cấu hợp lý; phải chủ động gặp gỡ, tìm hiểu nguyện vọng người dự kiến được đề cử bầu vào Ban Thanh tra nhân dân. Nhân sự dự kiến bầu Ban TTND phải là đoàn viên công đoàn, nên có thời gian công tác, làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ít nhất đủ 01 năm tính đến ngày được bầu.

3.2. Quy trình bầu cử thành viên Ban Thanh tra nhân dân

Việc bầu cử thành viên Ban TTND được tiến hành tại Hội nghị CBCCVCNLĐ hoặc Hội nghị NLĐ. Khi bầu thành viên Ban TTND phải đảm bảo có ít nhất là hai phần ba tổng số CBCCVCNLĐ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập tham dự.

Chủ trì Hội nghị CBCCVCNLĐ hoặc Hội nghị NLĐ:

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ