Loading


Hướng dẫn 3768/NHCS-TDSV năm 2018 thực hiện bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội

Số hiệu 3768/NHCS-TDSV
Ngày ban hành 28/08/2018
Ngày có hiệu lực 05/09/2018
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Chính sách Xã hội
Người ký Nguyễn Văn Lý
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3768/NHCS-TDSV

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

Căn cứ Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm;

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ các quy định hiện hành của Pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Tổng Giám đốc NHCSXH hướng dẫn thực hiện bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHCSXH như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Văn bản này hướng dẫn thực hiện bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHCSXH.

b) Đối tượng áp dụng

- Các đơn vị trong hệ thống NHCSXH;

- Người vay vốn;

- Bên bảo đảm.

2. Giải thích từ ngữ

Trong hướng dẫn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do bên bảo đảm và NHCSXH thỏa thuận về việc cầm cố tài sản hoặc thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

b) Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc của người khác cho NHCSXH.

c) Bên nhận bảo đảm là NHCSXH nơi cho vay.

d) Hợp đồng bảo đảm là văn bản được ký kết giữa NHCSXH và bên bảo đảm về việc áp dụng biện pháp bảo đảm, gồm: Hợp đồng cầm cố tài sản, Hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực kể từ khi các bên ký vào Hợp đồng và được công chứng, đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có) đến khi thực hiện hết nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm.

đ) Nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ trả nợ tiền vay, tiền lãi phát sinh từ tiền vay, phí (nếu có) của người vay vốn tại NHCSXH.

e) Người vay vốn là các cá nhân, tổ chức kinh tế vay vốn tại NHCSXH.

3. Biện pháp bảo đảm tiền vay tại NHCSXH

Tạm thời NHCSXH chỉ thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản.

Thế chấp tài sản là việc Bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại NHCSXH và không giao tài sản cho NHCSXH.

4. Các loại tài sản thế chấp

[...]
5