Loading


Kế hoạch 100/KH-UBND về triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2020

Số hiệu 100/KH-UBND
Ngày ban hành 15/05/2020
Ngày có hiệu lực 15/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/KH-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CHỈ ĐẠO ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

Thực hiện triển khai: Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018- 2020; Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch Triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2020, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai một số nội dung, hoạt động thuộc Kế hoạch khung chỉ đạo điểm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) trên địa bàn thành phố Hà Nội theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 4078/QĐ-BNN-VPĐP ngày 28/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển, nhân rộng và tạo hiệu ứng lan tỏa của Chương trình OCOP của Hà Nội và cả nước; làm cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm phục vụ hoàn thiện khung chính sách và cơ chế quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP cho các năm tiếp theo.

2. Yêu cầu

- Các mô hình chỉ đạo điểm phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, gắn với những giải pháp trọng tâm của Chương trình OCOP, có hiệu quả, khai thác và phát huy được lợi thế của địa phương.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia và tiến độ thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền tại các tuyến phố đi bộ của thành phố Hà Nội

Tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Miền trung và Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ). Đồng thời giới thiệu một số sản phẩm đặc sản của một số doanh nghiệp nước bạn như Lào, Thái Lan, Nhật Bản,... nhằm tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương. Có quy mô 01 sự kiện: khoảng 150 gian hàng; diễn ra trong 05 ngày chính thức. Địa điểm tổ chức: Không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn).

2. Xây dựng thực hiện thí điểm một số điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn

- Tổ chức khảo sát, lựa chọn các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chí quy định do Bộ Công Thương ban hành. Địa điểm thực hiện thí điểm tại các xã, phường (5 điểm), cụ thể: Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông; xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm; xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai; xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây; Trung tâm Khuyến công và phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công Thương Hà Nội.

- Bố trí mặt bằng, hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

- Tổ chức Hội nghị triển khai, kết nối giới thiệu điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cấp Thành phố.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về văn hóa, du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Giảng viên là cán bộ chuyên môn chuyên ngành đến từ các trường đại học hoặc viện nghiên cứu.

- Tổ chức Lễ khai trương các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

3. Lập Đề án xây dựng “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của Quốc gia tại thành phố Hà Nội”

(có Phụ lục danh mục nhiệm vụ triển khai mô hình chỉ đạo điểm

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Thành phố kèm theo)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Từ nguồn kinh phí ngân sách Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 tại Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội (Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020 của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới) để thực hiện các nội dung: Tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền; Lập Đề án xây dựng “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của Quốc gia tại Hà Nội”.

2. Giao Sở Công Thương chủ động cân đối từ Ngân sách Thành phố đã giao Sở Công thương năm 2020 tại Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ “xây dựng một số điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn”; phối hợp Sở Tài chính đề xuất bổ sung kinh phí (trong trường hợp không thể tự cân đối được).

IV. TỐ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố):

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lặp, đúng đối tượng, mục tiêu, kết quả đề ra (gắn với tình hình diễn biến của dịch bệnh covid 19); kiểm tra, giám sát tình hình thực, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Cơ quan thường trực Chương trình OCOP Trung ương theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, các sở, ngành, UBND quận Tây Hồ và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện từng sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền tại các tuyến phố đi bộ của thành phố Hà Nội, báo cáo UBND Thành phố xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ