Loading


Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2023 quán triệt, thực hiện Chỉ thị 05/CT-TTg và 27-CT/TU về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 108/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2023
Ngày có hiệu lực 27/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Hà Giang, ngày 27 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 05/CT-TTG NGÀY 23/02/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CHỈ THỊ 27-CT/TU NGÀY 10/3/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HÀ GIANG VỀ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2022-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về "Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo" (viết tắt là Chỉ thị 05/TTg); Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 10/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn Tỉnh Hà Giang (viết tắt là Chỉ thị 27-CT/TU).

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 05/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 27-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án số 06 phục vụ yêu cầu chuyển đổi số Quốc gia nói chung và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh nói riêng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

2. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; bảo đảm cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, kịp thời trao đổi thông tin, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ theo đúng tiến độ đề ra.

3. Xác định triển khai Đề án 06 là một nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Việc triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, làm từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

Các sở, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 69/KH-UBND, ngày 17/02/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2023. Bên cạnh các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 69/KH-UBND, ngày 17/02/2023, yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Nhiệm vụ chung của các sở, ngành, địa phương

1.1. Tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai đến các đơn vị, địa phương và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang về nội dung Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, Chỉ thị số 27-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kèm theo); chú trọng quán triệt về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện (hoàn thành trong tháng 3/2023).

1.2. Tiếp tục rà soát, tái cấu trúc quy trình chuẩn hóa thủ tục hành chính (TTHC), duy trì cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và thiết lập quy trình điện tử đối với quy trình liên thông, quy trình nội bộ giải quyết TTHC trên cơ sở liên thông giữa các Hệ thống, trọng tâm là 53 dịch vụ công thiết yếu theo chỉ đạo của Chính phủ (hoàn thành trong tháng 6/2023).

1.3. Rà soát, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận một cửa các cấp theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn (hoàn thành trong tháng 6/2023).

1.4. Lựa chọn những nhóm TTHC gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai thực chất, thuận lợi, kịp thời, hiệu quả; thay đổi tư duy từ “làm thay, làm hộ” sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng yếu thế (người già, người khuyết tật,...); chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân tộc thiểu số, các nhóm đối tượng có trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế thực hiện TTHC, dịch vụ công trực tuyến, thay đổi thói quen sử dụng hồ sơ giấy sang sử dụng hồ sơ điện tử, từng bước hình thành công dân số, xã hội số (thực hiện thường xuyên).

1.5. Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021, gắn số hóa với thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết TTHC; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.

1.6. Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyển, không để xảy ra tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn; đẩy nhanh việc thực hiện ký số trên thiết bị di động; nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính (thực hiện thường xuyên).

1.7. Rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa (hoàn thành trong tháng 6/2023).

1.8. Thực hiện chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu, thời gian thực theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, kiên quyết xử lý theo đúng quy định những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tự ý đặt ra những thủ tục không đúng quy định hoặc để chậm, muộn trong giải quyết hồ sơ TTHC (thực hiện thường xuyên).

1.9. Tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả về đào tạo, tuyển dụng, bố trí, đãi ngộ nhân lực chuyển đổi số, nhất là nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu, đánh giá kiện toàn về mô hình, nhân sự phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng; tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao kỹ năng số, kỹ năng bảo mật thông tin trên môi trường mạng, thành thạo sử dụng công nghệ thông tin, nghiệp vụ phục vụ yêu cầu công việc và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến (hoàn thành trong tháng 6/2023).

1.10. Thường xuyên tuyên truyền, hỗ trợ người dân trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, trong đó cần phát huy vai trò của các Tổ thực hiện Đề án 06 cơ sở, Tổ công nghệ số cộng đồng và Bộ phận một cửa các cấp, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến có hiệu quả.

1.11. Chỉ đạo Tổ công tác Đề án 06 cấp huyện, cấp xã thường xuyên thực hiện thu thập, thống kê, rà soát, cập nhật làm sạch các dữ liệu, đảm bảo thông tin công dân luôn “đúng, đủ, sạch, sống” theo hướng dẫn của các sở, ngành.

1.12. Rà soát lại các khoản phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh để báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh có chính sách miễn, giảm để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện (hoàn thành trong tháng 6/2023).

2. Nhiệm vụ riêng của một số sở, ngành

2.1. Sở Y tế

- Triển khai thống kê, cập nhật thông tin, dữ liệu về y sĩ, bác sĩ, bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, giường bệnh, trang thiết bị y tế,... theo chỉ đạo của Bộ Y tế phục vụ công tác quản lý nhà nước, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật (hoàn thành trong tháng 6/2023).

- Chỉ đạo các cơ sở y tế cập nhật dữ liệu nhóm thông tin cơ bản về y tế vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo quy định theo chỉ đạo của Bộ Y tế, phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu kết quả khám sức khỏe qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội để phục vụ triển khai dịch vụ công cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe toàn trình; triển khai việc chia sẻ một số trường thông tin cơ bản của sổ sức khỏe điện tử hiển thị trên ứng dụng VNelD theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí (hoàn thành trong tháng 3/2023).

2.2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

[...]
4