Loading


Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 142/QĐ-TTg thực hiện Kết luận 52-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Yên Bái ban hành

Số hiệu 112/KH-UBND
Ngày ban hành 18/05/2020
Ngày có hiệu lực 18/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Nguyễn Văn Khánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/KH-UBND

Yên Bái, ngày 18 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 142/QĐ-TTG NGÀY 21/01/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 52-KL/TW NGÀY 30/5/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 21/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 52-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Quyết định số 142/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung của Quyết định số 142/QĐ-TTg, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06-8-2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nghị quyết số 27);

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Quyết định số 142/QĐ-TTg, phấn đấu xây dựng đội ngũ trí thức của tỉnh đạt chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế-xã hội.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong việc xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể của các ngành, địa phương để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo phù hợp với chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch về xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh, của Trung ương.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức

- Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với tổ chức đảng, cấp ủy cùng cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai nội dung Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận số 52-KL/TW của Ban Bí thư tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, triển khai nội dung Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận số 52-KL/TW của Ban Bí thư đến toàn thể cán bộ, người dân nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Hoàn thành các nội dung này trong quý II năm 2020.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xác định việc xây dựng đội ngũ trí thức là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Trọng dụng và phát huy tài năng những trí thức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, trước hết là người đứng đầu chịu trách nhiệm thúc đẩy xây dựng, trọng dụng đội ngũ trí thức trên địa bàn, lĩnh vực được giao; quán triệt và đổi mới nhận thức về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và vai trò quan trọng của trí thức với tư cách là nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố có ý nghĩa quyết định trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế trí thức. Phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức, trên cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức học tập, làm việc, cống hiến.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung đã đề ra trong Chương trình hành động số 62-CTr/TU ngày 14/01/2009 của Tỉnh ủy thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; triển khai cụ thể hóa và thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Các chủ trương, định hướng phát triển khoa học và công nghệ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo điều kiện để trí thức tham gia đóng góp ý tưởng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng sáng kiến vào sản xuất và đời sống.

2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm trọng dụng, phát huy tốt đội ngũ trí thức

- Các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện để trí thức phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh; tạo hành lang pháp lý thuận lợi và xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định các chủ trương chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, các hội trí thức, các trường cao đẳng, các hoạt động thông tin phổ biến kiến thức.

- Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, nhất là lĩnh vực nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao và công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp; có chính sách thu hút đầu tư cho khoa học công nghệ, phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và thiết lập cơ chế tài chính phù hợp nhằm thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học giỏi; tổ chức các hoạt động để trí thức giao lưu, học hỏi, bổ sung, cập nhật kiến thức mới; tích cực truyền bá những tri thức tiến bộ, phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật trong cộng đồng, áp dụng vào sản xuất, đời sống, góp phần thiết thực nâng cao dân trí. Thiết lập các diễn đàn để trí thức trao đổi những ý tưởng, đóng góp ý kiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khuyến khích trí thức chủ trì đề xuất và liên kết với các trung tâm khoa học lớn trong nước thực hiện các chương trình, đề tài, dự án cấp tỉnh, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, giải quyết những vấn đề khó khăn của tỉnh đang đặt ra.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; định kỳ tổ chức tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với trí thức, tạo điều kiện để trí thức trao đổi thông tin, đóng góp ý kiến với lãnh đạo tỉnh về các chủ trương, chính sách, những chương trình, đề án ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.

3. Đào tạo đội ngũ trí thức phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại toàn bộ đội ngũ trí thức của cơ quan, đơn vị mình, căn cứ vào vị trí việc làm và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong đó xác định rõ số lượng, cơ cấu, chất lượng, lĩnh vực chuyên môn, trình độ, thời gian, loại hình và nơi đào tạo bồi dưỡng; lựa chọn những người thật sự có năng lực và triển vọng đưa đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị giỏi, cán bộ khoa học và công nghệ, chuyên gia đầu ngành của tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả việc đào tạo theo Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 của Tỉnh ủy Yên Bái về xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

- Hỗ trợ trí thức trẻ phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, trong đó, tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ trí thức trẻ tiếp cận với thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kết nối trí thức khởi nghiệp với các doanh nghiệp, bảo hộ trí tuệ sản phẩm, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp; đổi mới giáo dục từ cơ cấu hệ thống đến chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; thực hiện các biện pháp gắn đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tăng cường đầu tư cho các trường cao đẳng, trung học phổ thông chuyên để phát triển, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn đào tạo đội ngũ trí thức trẻ; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên của tỉnh; lựa chọn trí thức trẻ có năng lực tham gia dự thi các khóa đào tạo sau đại học, bồi dưỡng ngoại ngữ trong và ngoài nước theo chương trình Đề án 165, Đề án "Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030". Mở lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý của tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương; tạo điều kiện để đội ngũ trí thức được tham dự các cuộc hội thảo, học tập, nghiên cứu kinh nghiệm ở trong và ngoài nước; liên kết với các trung tâm, cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các trường đại học, để tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn, khoa học nhằm giải quyết các vấn đề từ thực tế đặt ra ở địa phương. Khuyến khích các hình thức hợp tác, gắn kết việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyển giao khoa học và công nghệ giữa các trường, các viện nghiên cứu với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; liên kết mở các lớp đào tạo đại học và trên đại học tại tỉnh.

4. Nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm trọng dụng, phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ trí thức. Đổi mới công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc tiến cử và sử dụng cán bộ là trí thức; khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong các khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ quản lý; rà soát các chính sách hiện có và ban hành các cơ chế, chính sách mới bảo đảm để trí thức được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết quả lao động sáng tạo của mình; có chính sách ưu đãi, nhất là điều kiện làm việc đối với chuyên gia đầu ngành; thực hiện nghiêm các quy định, các chính sách và các chế độ khác để động viên và tiếp tục sử dụng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những trí thức đã hết tuổi lao động nhưng có trình độ cao và sức khỏe tốt; quan tâm đối với trí thức nữ và trí thức trẻ tài năng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Có cơ chế, chính sách huy động chuyên gia đầu ngành, trực tiếp chăm lo và thực hiện việc đào tạo đội ngũ kế cận; xây dựng chính sách thu hút, tập hợp trí thức ở trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới... Tổ chức các hình thức tôn vinh những trí thức có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, những tác giả có các công trình, giải pháp đạt giải cao của các hội thi cấp tỉnh, toàn quốc và quốc tế.

5. Kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, các Hội trí thức; tổ chức các hoạt động khoa học, tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm phát huy trí tuệ và năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất để kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, các Hội trí thức trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ