Loading


Kế hoạch 13/KH-UBND về triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 13/KH-UBND
Ngày ban hành 06/02/2020
Ngày có hiệu lực 06/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Phạm Minh Huấn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 06 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2020

Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; Kế hoạch số 666/KH-UBATGTQG ngày 30/12/2019 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về kế hoạch năm an toàn giao thông 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai bảo đảm TTATGT năm 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành đối với công tác đảm bảo TTATGT, xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, tăng cường kỷ cương của lực lượng thực thi công vụ. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở để tạo bước đột phá trong công tác đảm bảo TTATGT.

- Nâng cao nhận thức và ý thức của người tham gia giao thông về chấp hành pháp luật về TTATGT, nhất là các quy định pháp luật về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.

- Giảm tai nạn giao thông từ 5-10% số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2019; giảm tai nạn giao thông do nguyên nhân uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông.

2. Yêu cầu

- Các giải pháp thực hiện phải được triển khai đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức, lãng phí.

- Các cấp, các ngành, các đơn vị phải kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

- Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi nhiệm vụ.

- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành vận tải; điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.

2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, đất đai và du lịch có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông; nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

3. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

4. Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá dịch vụ để thu hút hành khách; huy động các nguồn vốn đầu tư sớm triển khai xây dựng cảng cạn trên địa bàn tỉnh để giảm tải cho đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị, vùng tỉnh và liên tỉnh.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị.

7. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng, bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trong các đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: Huy động các cơ quan thông tin truyền thông, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền pháp luật TTATGT; phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển biến quan trọng trong văn hóa giao thông trên địa bàn toàn tỉnh; tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở, từ xã phường đến thôn bản.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về hoạt động vận tải trong các doanh nghiệp vận tải và với người điều khiển phương tiện thực hiện hành động “Đã uống rượu bia - Không lái xe

- Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông, tiếp tục tổ chức có hiệu quả cuộc thi “Giao thông học đường”...

- Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền theo chuyên đề: Kiểm soát tải trọng phương tiện; phòng, chống uống rượu đối với lái xe; tuân thủ quy định tốc độ; đội mũ bảo hiểm; hành lang an toàn giao thông đường bộ; điều kiện bảo đảm an toàn phương tiện thủy nội địa…

[...]
1