Loading


Kế hoạch 142/KH-BCĐ năm 2016 tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 do Ban Chỉ đạo 138/CP ban hành

Số hiệu 142/KH-BCĐ
Ngày ban hành 20/05/2016
Ngày có hiệu lực 20/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo 138/CP
Người ký Lê Quý Vương
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

BAN CHỈ ĐẠO 138/CP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-BCĐ

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VỀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Hiệp định song phương giữa Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người (sau đây gọi tắt là Hiệp định) và Kế hoạch phối hợp thực hiện Hiệp định giai đoạn 2016 - 2020 được hai bên thông qua ngày 26/4/2016, tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc; Ban Chỉ đạo 138/CP ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tổ chức quán triệt và chỉ đạo triển khai sâu rộng trong các Bộ, ngành, địa phương nhất là các địa phương có đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc về nội dung Hiệp định, các hoạt động ưu tiên phối hợp thực hiện Hiệp định giai đoạn 2016 - 2020, nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các hoạt động hợp tác với phía Trung Quốc về phòng, chống mua bán người.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Hiệp định, trọng tâm là Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định giai giữa Hai nước giai đoạn 2016 - 2020, nhằm giảm tội phạm mua bán người và phối hợp thực hiện công tác giải cứu, bảo vệ và hồi hương an toàn cho nạn nhân.

- Hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa các Bộ, ngành và địa phương của Việt Nam với các cơ quan chức năng Trung Quốc trong phòng, chống mua bán người.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo triển khai

- Bộ Công an (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP) với vai trò là Cơ quan chủ trì thực hiện Hiệp định:

+ Tham mưu Ban Chỉ đạo 138/CP kiện toàn Nhóm công tác liên ngành thực hiện Hiệp định.

+ Phối hợp, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương, nhất là các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng Trung Quốc trong tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định và Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định giai giữa Hai nước giai đoạn 2016 - 2020.

+ Hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin nhằm giải quyết có hiệu quả các vụ việc mua bán người liên quan đến 02 nước.

- Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng Trung Quốc sử dụng có hiệu quả đường dây nóng, văn phòng sỹ quan liên lạc, cơ chế 03 cấp của Bộ đội Biên phòng, duy trì giao ban định kỳ hoặc đột xuất, tổ chức trao đổi đoàn các cấp nhằm trao đổi thông tin, điều tra các vụ án, đường dây băng nhóm tội phạm, truy bắt, trao trả đối tượng và giải cứu, bảo vệ, hồi hương nạn nhân.

2. Công tác truyền thông về phòng, chống mua bán người

- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng thời lượng đưa tin, bài phóng sự, phim, ảnh... về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa nguy cơ bị mua bán; xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người, nhất là ở các địa bàn trọng điểm về mua bán người.

- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ động phối hợp với Bộ, ngành, địa phương có liên quan, nhất là khu vực biên giới 02 nước đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về phòng, chống mua bán người thông qua các hoạt động:

+ Tổ chức tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, tập huấn, hội thảo, phát hành các pa nô, áp phích, tờ rơi... để người dân nâng cao cảnh giác, tự ứng phó khi có nguy cơ bị mua bán.

+ Xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình chuyên sâu hoặc lồng ghép về phòng, chống mua bán người.

+ Soạn thảo và đưa vào sử dụng tài liệu truyền thông chung bằng tiếng dân tộc phù hợp với từng đối tượng, tùng địa bàn dân tộc trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

+ Tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép phòng; chống mua bán người với phòng, chống di cư tự do, tổ chức cho nhân dân ký cam kết không xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động thời vụ. Trao đổi, phối hợp với phía Trung Quốc tổ chức chiến dịch truyền thông chung về phòng, chống mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

- Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng các cấp phối hợp với chính quyền, đoàn thể các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực địa bàn biên giới giáp Trung Quốc chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người.

- Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, Công an các địa phương chỉ đạo lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, kiện toàn các Ban Chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể quần chúng và xây dựng các mô hình, câu lạc bộ phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người.

- Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống mua bán người với xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

3. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị chức năng, Công an các địa phương, các đồn biên phòng, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc:

+ Thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành điều tra cơ bản, kết hợp tuần tra, kiểm soát biên giới, xác lập hồ sơ tuyến, địa bàn trọng điểm, dựng các đường dây, băng nhóm, đối tượng hoạt động mua bán người, đối tượng “cò mồi”, môi giới, thường xuyên qua lại biên giới nghi vấn hoạt động mua bán người và đưa người di cư trái phép để có kế hoạch và biện pháp đấu tranh ngăn chặn.

+ Tiếp nhận, xử lý kịp thời các nguồn tin báo, tố giác tội phạm, tiến hành điều tra, khám phá các vụ án, đường dây phạm tội, truy bắt đối tượng, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ