Loading


Kế hoạch 164/KH-UBND đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024

Số hiệu 164/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2024
Ngày có hiệu lực 13/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Tấn Đức
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 164/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 13 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2024

Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 05/8/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh về cải cách hành chính tỉnh Đồng Nai năm 2024 và Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ, chỉ tiêu cải cách thủ tục hành chính tỉnh Đồng Nai năm 2024;

Căn cứ Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 15/02/2024 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2024;

Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo mọi thuận lợi để người dân, tổ chức, doanh nghiệp được thụ hưởng các tiện ích khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử, có thể thực hiện dịch vụ công mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện truy cập khác nhau.

- Tăng tính minh bạch, công khai trong giải quyết TTHC; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, góp phần thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số, gia tăng sự tin tưởng của người dân vào bộ máy hành chính nhà nước nói chung và quá trình tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ TTHC nói riêng.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ cung cấp DVCTT.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc triển khai DVCTT trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, tổ chức với phương châm lấy người dân là chủ thể, là mục tiêu, là động lực để đổi mới, cải cách nhằm phục vụ người dân tốt hơn.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp DVCTT đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu

- 100% TTHC được công bố, công khai đầy đủ, kịp thời trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC; tích hợp, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công của tỉnh đảm bảo thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng.

- 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình, một phần; 100% các DVCTT cấp tỉnh, huyện, xã có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến; tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến các hồ sơ TTHC đạt tối thiểu 30% tại cấp sở, 15% tại cấp huyện.

- 50% DVCTT được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

- 50% người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- Tối thiểu 70% hồ sơ TTHC cấp tỉnh, 40% hồ sơ TTHC cấp huyện, 35% hồ sơ TTHC cấp xã được số hóa.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80% tại cấp sở, 40% tại cấp huyện và 30% tại cấp xã.

- Kết quả của các hồ sơ giải quyết TTHC được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp tối thiểu 80% tại cấp sở, 30% tại cấp huyện, 20% tại cấp xã.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

[...]
1