Loading


Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 732/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 19/KH-UBND
Ngày ban hành 24/01/2017
Ngày có hiệu lực 24/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Quốc Vinh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 732/QĐ-TTG NGÀY 29/4/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN NĂM 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” (gọi tắt là Quyết định 732);

Thực hiện Văn bản số 493/TB-BGDĐT ngày 29/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thông báo 493/TB-BGDĐT); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025" như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

- Nhà giáo, cán bộ quản lý Trường Đại học Hà Tĩnh (đối tượng có liên quan đến đào tạo sư phạm, bồi dưỡng thường xuyên), Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm và Giáo dục thường xuyên tỉnh (BDNVSP&GDTX) trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (gọi chung là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng);

- Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (viết tắt là CBQL) cấp TH, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

II. YÊU CẦU

- Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng.

- Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài đội ngũ nhà giáo và CBQL. Có cơ chế khuyến khích nhà giáo và CBQL, đặc biệt là nhà giáo và CBQL công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng bãi ngang ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc.

- Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở giáo dục phổ thông tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực.

- Xây dựng Trường Đại học Hà Tĩnh, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm và Giáo dục thường xuyên Tỉnh thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu có đủ năng lực trên phạm vi toàn quốc như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường Đại học Vinh, Học viện Quản lý giáo dục, Viện Nghiên cứu và Chiến lược giáo dục...tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL.

- Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm bổ ích về đào tạo, bồi dưỡng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước, áp dụng phù hợp vào thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh.

III. MỤC TIÊU

3.1. Mục tiêu chung

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL vững vàng lập trường tư tưởng chính trị, bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI.

3.2. Mục tiêu cụ thể

3.2.1. Mục tiêu đến năm 2020

a) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

- Về đào tạo: Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ trở lên theo quy định.

- Về bồi dưỡng: Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực quản lý, năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin.

b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục phổ thông:

- Về đào tạo:

+ Đào tạo bổ sung số giáo viên nghỉ hưu, thôi việc, chuyển việc, tăng thêm (sau khi đã cân đối số lượng, cơ cấu bộ môn từng bậc học tiểu học, trung học): Tiểu học: 748 người; THCS: 131 người;

+ Đào tạo trình độ đại học cho nhà giáo, dự kiến: Tiểu học, khoảng 260 người (5 %); trung học cơ sở, khoảng 250 người (5 %);

+ Đào tạo thạc sỹ quản lý giáo dục cho khoảng 50 CBQL (THCS và THPT), thạc sỹ chuyên môn cho nhà giáo và CBQL đương chức, dự nguồn quy hoạch của các trường THPT khoảng 170 người (6 %).

- Về bồi dưỡng:

+ Phấn đấu 100% nhà giáo và CBQL được bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ