Loading


Kế hoạch 194/KH-TGCP theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2023 do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành

Số hiệu 194/KH-TGCP
Ngày ban hành 16/02/2023
Ngày có hiệu lực 16/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ban Tôn giáo Chính phủ
Người ký Nguyễn Tiến Trọng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ NỘI VỤ
BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 194/KH-TGCP

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2023

Thực hiện Quyết định số 31/QĐ-BNV ngày 19/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nội vụ năm 2023, Ban Tôn giáo Chính phủ xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích, yêu cầu

a) Mục đích

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm xem xét, đánh giá thực trạng việc thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật), Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định số

162/2017/NĐ-CP), các quy định khác của pháp luật có liên quan;kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; từ đó kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

b) Yêu cầu

- Thực hiện đầy đủ các nội dung của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nghị định số 59/2012/NĐ-CP); Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (Nghị định số 32/2020/NĐ-CP); Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP.

- Đảm bảo sự khách quan, công khai, minh bạch, thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tôn giáo Chính phủ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định. Kết hợp chặt chẽ giữa theo dõi tình hình thi hành pháp luật với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Phạm vi, đối tượng theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Phạm vi

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên phạm vi cả nước.

b) Đối tượng

Các đơn vị thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương;các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 2

Điều 16 của Luật, cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng.

II. NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG

1. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản.

- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản.

- Tính khả thi của văn bản.

b) Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

- Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng về pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật.

- Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thi hành pháp luật.

c) Tình hình tuân thủ pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

[...]
1