Loading


Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2022 về phục hồi và phát triển ngành công nghiệp xây dựng tại thành phố Hà Nội

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 14/01/2022
Ngày có hiệu lực 14/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Dương Đức Tuấn
Lĩnh vực Thương mại,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phố; các Nghị quyết của Chính phủ: số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND Thành phố về Phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch phục hồi và phát triển ngành công nghiệp xây dựng như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Năm 2021, Ngành Xây dựng cũng là ngành kinh tế chịu tác động lớn bởi ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Trong đợt dịch đầu năm (từ 28/01 - 25/3), qua kinh nghiệm có được từ 2 đợt dịch năm 2020, với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương và Thành phố và sự thích ứng tốt của các doanh nghiệp, ngành công nghiệp xây dựng cơ bản vẫn giữ được sự ổn định, thậm chí đã có dấu hiệu phục hồi, phát triển trở lại trong quý II/2021. Tuy nhiên, dưới tác động kéo dài và sự bùng phát mạnh của những biến thể mới có khả năng lây lan nhanh của đt dịch tiếp theo (từ cuối tháng 4, đầu tháng 5) và đặc biệt cao điểm trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9, khi nhiều địa phương thực hiện cách ly, giãn cách theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND Thành phố thì hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Ngành xây dựng trong quý III, IV cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Tại nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố nói chung và cả nước nói riêng, các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng phải tạm dừng hoạt động nên hu như các dự án bị ngưng trệ; đặc biệt có một số địa phương với diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp phải thực hiện giãn cách triệt để theo Chỉ thị 16 hoặc 16+ đến ngày 21/9/2021. Đối với một số dự án trọng điểm, cấp bách, dự án phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh... được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động phải đảm bảo yêu cầu “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 điểm đến, cùng với sự thiếu hụt nguồn lao động, gia tăng tiền lương, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, kèm theo các chi phí để thực hiện các yêu cầu về phòng chống dịch...do đó nhiều công trình thi công chậm tiến độ.

Cùng với đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của một số công trình, dự án chậm hơn so với cùng kỳ năm 2020. Công tác quy hoạch tại một số dự án chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao; thiết kế chậm; việc triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, một số dự án đã được bố trí đủ vốn nhưng vẫn chậm triển khai;

Với những khó khăn nêu trên, tính đến ngày 30/9/2021, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, toàn Thành phố đạt 30,04% kế hoạch Thành phố giao đầu năm, 33,3% kế hoạch Thành phố giao sau điều chỉnh và chỉ bằng 36,8% kế hoạch Thủ tướng giao, bằng 80,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện nay, các hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố đang trong quá trình phục hồi sản xuất trên cơ sở đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 và hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại văn bản số 4662/BXD-GĐ ngày 10/11/2021. Tuy nhiên, với tình hình dịch COVID-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, các hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này và từng bước phục hồi, phát triển thì việc triển khai các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ, thúc đẩy ngành công nghiệp xây dựng là hết sức cần thiết.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai có hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển ngành công nghiệp xây dựng theo Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND Thành phố về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023.

2. Yêu cầu

- Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Thành phố, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, chủ động, linh hoạt phục hồi và phát triển ngành công nghiệp xây dựng theo lộ trình và phải đảm bảo các yêu cầu về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19;

- Các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển ngành công nghiệp xây dựng phải có trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình thực tế; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, nhanh và hiệu quả tất cả các chính sách của Chính phủ, đồng thời, chủ động hỗ trợ theo khả năng, đặc thù của Thủ đô; tập trung vào các chính sách tác động ngay và một số chính sách dài hạn tác động thúc đẩy ngành công nghiệp xây dựng của Thủ đô phát triển bền vững.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

UBND Thành phố triển khai đồng bộ 10 nhóm giải pháp như sau:

1. Nâng cao hiệu quả thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động xây dựng

1.1. Sở Y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu thực hiện các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 của Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và UBND Thành phố; nâng cao năng lực dự báo, giám sát, phát hiện sớm, khống chế kịp thời, hiệu quả dịch bệnh theo Mục 1.4 phần III Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND Thành phố;

1.2. Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại văn bản số 4662/BXD-GĐ ngày 10/11/2021 (về việc Hướng dẫn tạm thời hoạt động thi công xây dựng đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19) chủ động triển khai các nội dung tại điểm 1.1, phần III Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021;

1.3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, UBND cấp xã (đối với công trình nhà ở riêng lẻ) và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19 trong hoạt động xây dựng của các công trình trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo quy định phòng, chống dịch và các quy định pháp luật khác, đồng thời yêu cầu các đơn vị thực hiện khắc phục đảm bảo theo quy định.

2. Đảm bảo cân đối ngân sách, bổ sung, hỗ trợ nguồn vốn, đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

2.1. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu: các giải pháp đảm bảo cân đối ngân sách và quản lý chặt chẽ chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, bố trí đủ vốn cho các công trình quan trọng, nhất là các công trình hạ tầng giao thông kết nối hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Thành phố;

2.2. Cục Thuế Thành phố chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã triển khai các giải pháp đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm hướng đến hoàn thành kế hoạch thu ngân sách 5 năm 2021-2025; tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xây dựng theo các Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố.

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã:

Tiến hành rà soát đổi mới, cải tiến các quy trình, thủ tục và thực hiện các chính sách hỗ trợ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; quyết liệt tổ chức thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nâng cao chất lượng, đẩy nhanh thủ tục đầu tư, tiến độ thi công ngay tđầu năm, phấn đấu tỷ lệ giải ngân hàng năm đạt trên 95% kế hoạch vốn.

2.4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ sung nguồn vốn hỗ trợ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố tiếp tục tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động xây dựng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo các Thông tư số: 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

3. Hoàn thiện bổ sung cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các hoạt động xây dựng; đẩy mạnh cải cách hành chính, quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ