Loading


Kế hoạch 2212/KH-TTCP năm 2016 tổng kết đánh giá 4 năm thi hành Luật khiếu nại và Luật tố cáo do Thanh tra Chính phủ ban hành

Số hiệu 2212/KH-TTCP
Ngày ban hành 26/08/2016
Ngày có hiệu lực 26/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thanh tra Chính phủ
Người ký Nguyễn Văn Thanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

THANH TRA CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2212/KH-TTCP

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ 4 NĂM THI HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI, LUẬT TỐ CÁO

Ngày 06/7/2016, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch số 1692/KH-TTCP về việc tổng kết đánh giá 4 năm thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo. Tuy nhiên, ngày 15/8/2016, Thanh tra Chính phủ nhận được Nghị quyết số 22/2016/QH14 của Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, theo đó Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo nằm trong chương trình được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV. Tiến độ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo như vậy là rất gấp, đòi hỏi cơ quan chủ trì soạn thảo Luật phải khẩn trương trình Chính phủ.

Để đảm bảo thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ xây dựng Kế hoạch tổng kết đánh giá 4 năm thi hành Luật khiếu nại và Luật tố cáo thay thế Kế hoạch số 1692/KH-TTCP ngày 06/7/2016 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn 4 năm thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo, qua đó xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của Luật và trong việc tổ chức thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo.

b) Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp của Luật khiếu nại, Luật tố cáo với Hiến pháp 2013, Luật Tố tụng hành chính, Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

c) Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi Luật khiếu nại, Luật tố cáo và những văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Yêu cầu

a) Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn quốc, triển khai đến từng Bộ, ngành và các địa phương; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.

b) Nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế; dựa trên kết quả đánh giá, tổng kết của bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời tham khảo ý kiến đánh giá của công dân, tổ chức và doanh nghiệp.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Phạm vi tổng kết

Tổng kết toàn diện các quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và thực tiễn 4 năm thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến ngày 01 tháng 7 năm 2016 trên phạm vi cả nước.

2. Nội dung tổng kết

a) Tổng kết Luật khiếu nại

Tổng kết thi hành Luật khiếu nại tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Tình hình triển khai thi hành Luật khiếu nại (công tác chỉ đạo của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai; ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

- Tình hình quán triệt, phổ biến Luật khiếu nại cho nhân dân và tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

- Tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại từ khi Luật khiếu nại có hiệu lực thi hành.

- Đánh giá những kết quả đạt được của Luật khiếu nại năm 2011 và thực tiễn thi hành Luật khiếu nại trong việc nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại;

- Những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật khiếu nại, các văn bản hướng dẫn thi hành và thực tiễn tổ chức thực hiện quy định của Luật; xác định và phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập đó;

- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung của Luật khiếu nại.

b) Tổng kết Luật tố cáo

Tổng kết thi hành Luật tố cáo tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Tình hình triển khai thi hành Luật tố cáo (công tác chỉ đạo của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai; ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành...);

- Tình hình quán triệt, phổ biến Luật tố cáo cho nhân dân và tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

[...]
2