Loading


Kế hoạch 2394/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Cao Bằng ban hành

Số hiệu 2394/KH-UBND
Ngày ban hành 09/07/2019
Ngày có hiệu lực 09/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2394/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 09 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiếp tục đổi mi và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát triển Giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng vi nhng biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cu nhân lực của các ngành, địa phương và đơn vị sử dụng lao động; tỷ lệ lao động được đào tạo giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển, quy mô tuyển sinh đào tạo tương xứng với năng lực hệ thống giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu thị trưng lao động.

Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt với những phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp suốt đời của người lao động để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập và đời sống của người lao động.

Gắn phát triển nghề nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng giải quyết việc làm sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, chương trình giáo trình, gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính, giúp cho người học tiếp cận và làm theo những mô hình, điểm trình diễn đã có; đội ngũ nhà giáo có đủ năng lực và trình độ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp và có khả năng thực hành tốt.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đổi mi, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp vi nhiu phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp nht là đào tạo cht lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Quy mô tuyển sinh

Giai đoạn 2019 - 2020: Tập trung đào tạo 11.000 lao động, trong đó trình độ: Trung cấp 300 người; Sơ cấp và dưới 3 tháng 8.000 người. Phấn đấu đạt 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.

Giai đoạn 2021 - 2025: Tập trung đào tạo mi; Đào tạo lại cho khoảng 28.000 lao động, trong đó trình độ: Cao đẳng khoảng 200 người; Trung cấp khoảng 800 người; Sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 27.000 người. Phấn đấu đạt ít nhất 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo, đào tạo lại.

Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đào tạo mới, đào tạo lại cho khoảng 30.000 lao động, trong đó trình độ: Cao đng khoảng 300 người; Trung cấp khoảng 1.500 ngưi; Sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 28.200 người. Phấn đấu đạt ít nhất 85% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo, đào tạo lại.

2.2. Về cơ cu ngành nghề đào tạo

- Lĩnh vực Du lịch và dịch vụ, gồm các nghề: Nghiệp vụ du lịch; Nghiệp vụ bán hàng; Nghiệp vụ khách sạn; Nghiệp vụ lễ tân; Kỹ thuật chế biến món ăn; Kỹ thuật pha chế đồ uống; Kỹ thuật làm bánh,...

- Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dng, gồm các nghề: Bê tông, cốp pha - giàn giáo; Cốt thép - hàn; Cấp thoát nước; Nề - hoàn thiện; Kỹ thuật xây dựng,...

- Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí: Cắt gọt kim loại; Gò; Hàn; Sửa chữa cơ máy mỏ; Sửa chữa thiết bị luyện kim; Sửa chữa thiết bị hóa chất; Công nghệ ô tô; Sửa chữa máy nâng chuyển,...

- Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, gồm các nghề: Điện dân dụng; Điện công nghiệp; Vận hành điện trong nhà máy điện; Cơ điện nông thôn; Điện tử dân dụng, công nghiệp,...

- Lĩnh vực Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim, gồm các nghề: Luyện gang, luyện thép; Luyện kim màu; Công nghệ cán, kéo thép,...

- Lĩnh vực Công nghệ sản xuất, gồm các nghề: Sản xuất các chất vô cơ; Sản xuất các chất phân bón; Sản xuất ván nhân tạo,...

- Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật mỏ, gồm các nghề: Kỹ thuật khai thác mỏ hâm lò, lộ thiên; Kỹ thuật xây dựng mỏ; Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại; Khoan nổ mìn; Vận hành thiết bị mỏ hầm lò,...

- Lĩnh vực Nông - lâm nghiệp gồm các nghề: Khuyến nông lâm; Chăn nuôi - Thú y; Trng trọt; Trồng rau an toàn; Trồng cây ăn quả; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Trồng rừng và chăm sóc rừng,...

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ