Loading


Kế hoạch 262/KH-BHXH năm 2020 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 262/KH-BHXH
Ngày ban hành 22/01/2020
Ngày có hiệu lực 22/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Thị Minh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Bộ máy hành chính

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 262/KH-BHXH

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 2019-2021”

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) của ngành BHXH. Đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên, liên tục, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong công chức, viên chức của Ngành; góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật; tích cực nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

- Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc: lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Yêu cầu

- Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung triển khai sâu rộng bằng các hình thức, biện pháp thiết thực hiệu quả, phù hợp; đồng bộ, thống nhất và phối hợp với các chương trình, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng.

- Xây dựng kế hoạch triển khai, xác định đầy đủ nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của từng đơn vị trong việc thực hiện công việc được giao nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong phạm vi toàn Ngành. Đồng thời, việc triển khai Đề án phải được tổ chức hiệu quả, phù hợp với điều kiện công tác của các đơn vị và phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông của ngành BHXH.

3. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng gồm:

a) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng.

b) Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trọng tâm là các quy định mới về: Hành vi tham nhũng; các biện pháp phòng, tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

c) Tình hình tổ chức triển khai và kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

d) Tình hình, kết quả và mô hình, kinh nghiệm tiêu biểu trong thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, đạo đức liêm chính của ngành BHXH.

đ) Phổ biến, nhân rộng mô hình kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

e) Phản ánh những thuận lợi, khó khăn, bất cập và những đề xuất kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

g) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, ngừa tham nhũng.

h) Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam.

i) Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tổ chức, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Rà soát danh sách đội ngũ báo cáo viên pháp luật của BHXH Việt Nam; căn cứ tiêu chuẩn và yêu cầu thực tế để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận bổ sung hoặc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương.

- Cử báo cáo viên pháp luật tham gia tập huấn, bồi dưỡng cập nhật các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức.

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cho công chức, viên chức, đảm bảo hàng năm 100% công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cho công chức, viên chức vào Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Ngành; lựa chọn các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với điều kiện, yêu cầu từng năm.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ