Loading


Kế hoạch 2827/KH-BVHTTDL năm 2024 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Số hiệu 2827/KH-BVHTTDL
Ngày ban hành 08/07/2024
Ngày có hiệu lực 08/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Trịnh Thị Thủy
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2827/KH-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC ĐẾN NĂM 2030 CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 kèm theo Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chiến lược), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược với các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược;

b) Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ trong việc chỉ đạo, điều hành, triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (sau đây gọi tắt là PCTNTC) tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

a) Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược gắn với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp PCTNTC đến năm 2030.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; xây dựng cơ quan, đơn vị dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định nội bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của Bộ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Kịp thời phát hiện, khắc phục những sơ hở, bất cập trong việc ban hành chính sách, pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

- Xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính.

- Tăng cường thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát do hành vi tham nhũng, tiêu cực gây ra.

- Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông và các thiết chế văn hóa, nghệ thuật trong PCTNTC, giáo dục đạo đức liêm chính.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và PCTNTC

a) Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định pháp luật về quản lý văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, tập trung vào các lĩnh vực, hoạt động liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

b) Tích cực tham gia ý kiến về xây dựng chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực khi có đề nghị phối hợp của các bộ, ngành.

b) Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, đình chỉ, gia hạn, bãi bỏ, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, quyết định hành chính.

c) Khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật được phát hiện, chỉ ra qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

d) Rà soát, cụ thể hóa quy định trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ trong tổ chức thực hiện các biện pháp PCTNTC tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do mình quản lý, phụ trách.

2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức liêm chính, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

a) Rà soát, tinh gọn bộ máy các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị phân công cụ thể đến các phòng, ban, tổ chức trực thuộc đảm bảo minh bạch, trách nhiệm cao; có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả, trong đó tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra nội bộ.

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:

[...]
3