Loading


Kế hoạch 287/KH-UBND về triển khai công tác Tư pháp năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 287/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2021
Ngày có hiệu lực 25/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 287/KH-UBND

Kon Tum, ngày 25 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Triển khai Quyết định số 1321/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã được xác định tại Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2020, nhiệm kỳ 2016-2020; định hướng nhiệm kỳ 2021-2025 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2021; xét đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác Tư pháp năm 2021 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nhiệm vụ công tác Tư pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tinh gọn bộ máy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác Tư pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở.

- Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, bảo đảm trật tự, an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng và triển khai Kế hoạch công tác Tư pháp phải căn cứ các quy định của pháp luật, bám sát mục tiêu và phương châm chỉ đạo điều hành năm 2021 của Chính phủ. Chương trình trọng tâm công tác Tư pháp năm 2021 của Bộ Tư pháp, nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2021 để triển khai công tác Tư pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao.

- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo tập trung, sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền; phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tư pháp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, chủ động, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2021

1. Tập trung quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI; các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp.

- Đơn vị thực hiện: các sở, ban ngành thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

2.1. Triển khai thực hiện tốt Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nội dung văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành phải đảm bảo tính phù hợp Hiến pháp, tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản của tỉnh và Trung ương, đồng thời đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát, xác định rõ những văn bản, quy định không còn phù hợp để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý. Thực hiện có hiệu quả việc tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với các dự án Luật, Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương.

- Đơn vị thực hiện: các sở, ban ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.2. Hướng dẫn và triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng pháp luật, thống nhất, đồng bộ và có tính khả thi cao. Thực hiện tốt công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn; trong đó, chú trọng tính khả thi của văn bản và việc quy định thủ tục hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền, nhất là những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp, môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành triển khai thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật

Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; Nghị định số 97/2017/NĐ- CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Quyết định số 2558/QĐ-BTP ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Chương trình Công tác trọng tâm của Bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2021. Triển khai có hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 - 2022”; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào lĩnh vực trọng tâm liên ngành về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật

[...]
1