Loading


Kế hoạch 341/KH-UBND năm 2022 về công tác tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023

Số hiệu 341/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2022
Ngày có hiệu lực 28/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 341/KH-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023

Tiếp tục thực hiện chủ đề công tác năm 2023 của Thành phố: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; Căn cứ Chương trình công tác của Bộ Tư pháp, chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết số 25/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của HĐND Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội năm 2023, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch công tác Tư pháp năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nhiệm vụ công tác Tư pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác Tư pháp từ Thành phố đến cơ sở; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, đảm bảo trật tự an toàn, an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.

2. Tiếp tục thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Thủ đô, các Kết luận số 83-KL/TW, số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị, Kết luận số 80- KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019, số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

3. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch công tác Tư pháp phải căn cứ các quy định của pháp luật, bám sát mục tiêu và phương châm chỉ đạo điều hành năm 2023 của Chính phủ, Chương trình trọng tâm công tác Tư pháp năm 2023 của Bộ Tư pháp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 và các văn bản của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố triển khai nhiệm vụ chính trị của Thành phố năm 2023 để triển khai công tác Tư pháp Thủ đô với chất lượng, hiệu quả cao.

II. NỘI DUNG:

1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL):

1.1. Triển khai công tác góp ý, thẩm định dự thao văn bản QPPL, công tác theo dõi, đôn đốc xây dựng văn bản của Thành phố hiệu quả, chất lượng; Tập trung làm tốt, kịp thời công tác xây dựng, thẩm định các dự thảo văn bản QPPL, trong đó chú trọng vào bảo đảm tính khả thi của văn bản, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố.

1.2. Tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Ban hành VBQPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Chỉ đạo các sở, ngành chủ động rà soát, xây dựng danh mục VBQPPL năm 2023 của Thành phố theo các quy định mới của Trung ương, các Chương trình, kế hoạch công tác của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự thảo, góp ý văn bản QPPL của HĐND, UBND Thành phố. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng hệ thống văn bản QPPL của Thành phố để thực thi Hiến pháp 2013 và đảm bảo sự đồng bộ với các văn bản QPPL của Trung ương mới ban hành.

1.3. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và Kế hoạch số 03-KH/TU của Thành ủy về việc thực hiện Kết luận số 83- KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị trên địa bàn Thành phố.

Xây dựng Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới của Thành phố.

1.4. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các văn bản do HĐND, UBND Thành phố ban hành nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời xử lý.

1.5. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, rà soát thường xuyên, theo chuyên đề, lĩnh vực và công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Chú trọng triển khai những biện pháp đôn đốc, theo dõi việc xử lý văn bản sau kiểm tra.

1.6. Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng hợp, thẩm định, thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ, tham mưu trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và triển khai các hoạt động để phục vụ công tác soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội chấp thuận đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh.

1.7. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Quốc hội, Chính phủ những cơ chế chính sách đặc thù phục vụ việc xây dựng và phát triển Thủ đô theo Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị của Thành phố; rà soát, ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các VBQPPL để giải quyết những vướng mắc trong việc triển khai các Nghị quyết số 97/2019/QH14, số 115/2020/QH14, số 160/2021/QH14 của Quốc hội.

1.8. Kiện toàn, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ Tư pháp, cán bộ pháp chế.

2. Công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hòa giải ở cơ sở:

2.1 Tiếp tục quán triệt đầy đủ, tổ chức thực hiện nghiêm Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 6/11/2020 của Thành ủy và Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 15/12/2020 của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020; Các Kế hoạch, Đề án, Chương trình về phổ biến giáo dục pháp luật của Trung ương và Thành phố ban hành.

2.2 Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp PBGDPL và các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; Chủ trọng công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PBGDPL; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về PBGDPL; Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL; Tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường tuyên truyền PBGDPL trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

2.3 Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, đồng bộ, hướng mạnh về cơ sở, lấy người dân làm trung tâm trong đó tập trung vào các văn bản pháp luật mới được ban hành; các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác năm 2023 của Thành phố, các nhiệm vụ chính trị và vấn đề dư luận quan tâm trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh tuyên truyền về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, dự thảo chính sách có tác động lớn trong xã hội, Đề án số 06 của Chính phủ, hoạt động tư pháp, cải cách tư pháp, pháp luật liên quan lĩnh vực tư pháp, thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp; chú trọng nội dung tuyên truyền theo từng chuyên đề pháp luật cụ thể, phù hợp với từng thời điểm, gắn với các sự kiện chính trị - xã hội và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, địa phương, đơn vị và nhu cầu xã hội; chú trọng công tác PBGDPL trong nhà trường và đối tượng đặc thù; đẩy mạnh các biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Tổ chức triển khai có hiệu quả “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

2.4 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cấp trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở; tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở: tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi.

Rà soát, củng cố, xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, chú trọng thu hút lực lượng công an, bộ đội, cán bộ công chức đà công tác trong lĩnh vực pháp luật tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Phối hợp với cơ quan dân vận các cấp trong việc đẩy mạnh thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở gắn với phong trào thi đua “dân vận khéo” và tiếp tục nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”.

2.5 Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật: tổ chức đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật với việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn Thành phố.

2.6 Bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. Tăng cường bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã, đảm bảo ít nhất 20 triệu cho 01 đơn vị cấp xã.

3. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật, trách nhiệm bồi thường của nhà nước:

3.1. Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ