Loading


Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2016 chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 352/KH-UBND
Ngày ban hành 01/07/2016
Ngày có hiệu lực 01/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 352/KH-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 7 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

CHỐNG THẤT THU THUẾ MẶT HÀNG XĂNG DẦU

Qua công tác quản lý thuế mặt hàng xăng dầu trong thời gian qua, nguồn thu thuế mặt hàng xăng dầu đã góp phần quan trọng cho việc hoàn thành dự toán thu hàng năm của tỉnh; số thu từ mặt hàng xăng dầu chiếm trên 10% tổng thu cân đối theo chỉ tiêu Bộ Tài chính giao. Tuy nhiên, theo đánh giá vẫn còn thất thu tương đối lớn đối với lĩnh vực này; đặc biệt là sản lượng tiêu thụ thực tế lớn hơn rất nhiều so sản lượng đã kê khai nộp thuế. Từ đó, dẫn đến thất thu thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thực hiện Kế hoạch số 954/KH-BCĐ ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Ban Chỉ đạo Chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ đọng tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch chống thất thu thuế đối với mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

a) Khai thác nguồn thu mới góp phần bù đắp cho các nguồn thu bị mất đi, nguồn thu chính của tỉnh là đầu ra của hai mặt hàng lúa và cá đã không còn, bắt đầu từ năm 2015 ba nhóm mặt hàng đầu vào cho nông nghiệp là: phân bón, máy nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi đã chuyển sang không chịu thuế giá trị gia tăng.

b) Tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý thuế bảo vệ môi trường và chống thất thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với mặt hàng xăng dầu, bởi đây là khoản thu còn tiềm năng có thể khai thác tăng thu từ các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

2. Thực trạng quản lý mặt hàng xăng dầu:

An Giang là một trong những tỉnh lớn, trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long cả về quy mô dân số và quy mô nền kinh tế. Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu chịu thuế bảo vệ môi trường phát sinh rất lớn. Theo số liệu kê khai của các doanh nghiệp, tổng sản lượng tiêu thụ trong tỉnh nhóm các mặt hàng này (xăng các loại, dầu DO, dầu KO…) khoảng 280 triệu lít/năm. Tuy nhiên, theo khảo sát, đánh giá của các sở, ngành thì sản lượng tiêu thụ thực tế trên địa bàn khoảng 340 - 350 triệu lít/năm.

a) Hệ thống phân phối mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh:

- Hệ thống phân phối sỉ gồm:

+ Thương nhân đầu mối: có 7 thương nhân (doanh nghiệp) đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

+ Thương nhân phân phối xăng dầu và tổng đại lý: có 7 doanh nghiệp trong tỉnh và 5 doanh nghiệp ngoài tỉnh.

- Hệ thống bán lẻ: có 489 cơ sở kinh doanh, chủ yếu là thương nhân nhận quyền thương mại. Trong đó: 111 cửa hàng trực thuộc các doanh nghiệp đầu mối và tổng đại lý; 378 doanh nghiệp tư nhân.

b) Tình hình khai thuế bảo vệ môi trường năm 2015:

- Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2015 là 280 triệu lít (năm 2014: 223 triệu lít).

- Sản lượng doanh nghiệp khai thuế bảo vệ môi trường: 164 triệu lít, tăng 45% so với cùng kỳ (164/113 triệu lít), chiếm 58% tổng sản lượng tiêu thụ (164/280).

- Sản lượng không khai thuế bảo vệ môi trường: 116 triệu lít, chiếm tỷ lệ 42% (116/280) tổng sản lượng tiêu thụ. Trong đó:

+ Sản lượng 5 doanh nghiệp đầu mối (gồm sản lượng tiêu thụ thông qua tổng đại lý trong tỉnh): 59 triệu lít, chiếm tỷ lệ 21% (59/280) tổng sản lượng tiêu thụ.

+ Sản lượng 7 tổng đại lý trong tỉnh: 24 triệu lít, chiếm tỷ lệ 9% (24/280) tổng sản lượng tiêu thụ.

+ Sản lượng 5 tổng đại lý ngoài tỉnh: 32 triệu lít, chiếm tỷ lệ 12% (32/280) tổng sản lượng tiêu thụ.

c) Nhận xét, đánh giá tình hình khai thuế bảo vệ môi trường:

Năm 2015, tổng sản lượng khai thuế bảo vệ môi trường là 164 triệu lít, đạt 58% sản lượng thực tế tiêu thụ. Hiện chỉ có 3 doanh nghiệp đầu mối khai thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh An Giang là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu An Giang (Petrolimex), Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (SaiGonPetro) và Chi nhánh Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong (PV Oil Mekong).

Một số doanh nghiệp đầu mối lớn khác bán hàng tại tỉnh An Giang như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Lễ (tỉnh Bình Dương); Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) và 2 công ty con là Công ty Cổ phần Nhiên liệu Đồng Tháp và Công ty Cổ phần Xăng dầu Vĩnh Long (PTC) nhưng không khai thuế bảo vệ môi trường tại An Giang; sản lượng tiêu thụ còn lại là do các tổng đại lý trong và ngoài tỉnh mua của các doanh nghiệp đầu mối khác…

Do tranh thủ về nguồn thu, nên các tỉnh có doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tìm mọi biện pháp để tạo nguồn thu cho tỉnh, kể cả vận dụng luật để khai và nộp thuế tại địa phương mình.

Với chính sách tạo nhiều thuận lợi về chi hoa hồng, thanh toán cho các tổng đại lý, đại lý bán lẻ, hiện tại thị phần năm 2015 của Petimex tại An Giang (kể cả thông qua các chi nhánh và tổng đại lý trong và ngoài tỉnh) chiếm 24% sản lượng tiêu thụ xăng dầu của toàn tỉnh nhưng không nộp thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh An Giang, mà nộp ở tỉnh Đồng Tháp.

Qua thực trạng quản lý thuế mặt hàng xăng dầu hiện nay, vấn đề đặt ra cần phải tập trung khai thác, chống thất thu ở các nội dung sau:

- Về thuế bảo vệ môi trường: tìm giải pháp để khai thác tăng thu đối với 42% sản lượng chưa khai thuế bảo vệ môi trường (theo số liệu kê khai của doanh nghiệp).

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ