Loading


Kế hoạch 36/KH-UBND về kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Số hiệu 36/KH-UBND
Ngày ban hành 25/02/2023
Ngày có hiệu lực 25/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 25 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2023

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Thực hiện Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính,

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI KIỂM TRA

1. Mục đích:

Thực hiện kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

2. Yêu cầu:

Công tác kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật; đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; đảm bảo công bằng, khách quan, minh bạch trong công tác kiểm tra.

3. Phạm vi kiểm tra:

Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC KIỂM TRA

1. Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra các nội dung theo quy định tại Mục 3 Chương VII Thông tư số 02/2017/TT-VPCP, cụ thể như sau:

1.1. Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;

1.2. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính;

1.3. Kiểm tra việc tham gia ý kiến và thẩm định đối với quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

1.4. Kiểm tra việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính;

1.5. Kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

1.6. Kiểm tra việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;

1.7. Kiểm tra công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.

2. Cách thức kiểm tra:

- Kiểm tra trực tiếp tại trụ sở làm việc, các phòng, đơn vị trực thuộc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một số cơ quan, đơn vị được kiểm tra;

- Kiểm tra gián tiếp thông qua việc nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu của cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

III. THÀNH PHẦN THỰC HIỆN KIỂM TRA; CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA

1. Thành phần Đoàn kiểm tra:

Đoàn kiểm tra được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm: Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, Thư ký đoàn và các thành viên.

[...]
2