Loading


Kế hoạch 407/KH-BGDĐT năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 407/KH-BGDĐT
Ngày ban hành 14/06/2016
Ngày có hiệu lực 14/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Mạnh Hùng
Lĩnh vực Thương mại,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 407/KH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016 - 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết 19), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động với những nội dung sau:

I. Mục tiêu

1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế với lộ trình phù hợp; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Rà soát hệ thống pháp luật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

a) Hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục đào tạo:

- Rà soát quy hoạch mạng lưới, triển khai phân tầng các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành theo quy định tại Nghị định 73/2015/NĐ-CP ngày 8/9/2015; sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên, củng cố các trường sư phạm trọng điểm nhằm hoàn thiện hệ thống giáo dục đại học phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng phát triển trong khu vực và trên thế giới; Triển khai quy hoạch phát triển các ngành đào tạo; tập trung đầu tư xây dựng và phát triển một số ngành đào tạo chất lượng ngang tầm khu vực và thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia và nhu cầu xã hội, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và hòa nhập của giáo dục đại học Việt Nam.

- Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục đại học: Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo; Tập trung phát triển, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; Tăng cường công tác kiểm định chất lượng; Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học.

b) Mở rộng quyền tự chủ tuyển sinh, tự chủ tài chính, tự chủ về chương trình, nội dung đào tạo và khảo thí cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đầu ra.

c) Rà soát các thủ tục, điều kiện thành lập, hoạt động đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo.

d) Phát triển tiềm lực và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

đ) Nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh và giáo viên dạy các môn khoa học bằng Tiếng Anh, hướng tới trao đổi giáo viên các cấp trong ASEAN.

e) Rà soát các quy định về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như: liên kết đào tạo, giáo viên, chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy và nghiên cứu; trao đổi sinh viên; tình nguyện viên nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy; đào tạo từ xa, qua mạng của nước ngoài tại Việt Nam nhằm thu hút nguồn lực nước ngoài cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Việt Nam.

2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính:

a) Đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính nhằm bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết.

b) Kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính từ khâu dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung thực hiện tốt việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao chất lượng thể chế, tránh tình trạng ban hành văn bản lại phải sửa đổi.

c) Rà soát và đưa ra phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan đến điều kiện thành lập, hoạt động đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo.

d) Đẩy mạnh công tác công bố và chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ đảm bảo công khai, minh bạch và theo đúng tiến độ.

3. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước:

a) Tập hợp, rà soát và đánh giá tình hình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, có giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

b) Triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên phạm vi toàn quốc; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục và đào tạo phục vụ công tác quản lý các cấp.

4. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo:

a) Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về giáo dục và đào tạo, gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước.

b) Tiếp tục phối hợp triển khai đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020 theo Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

[...]
1