Loading


Kế hoạch 4716/KH-UBND năm 2017 về hiện đại hóa thủy lợi 05 năm 2016-2020 tỉnh Phú Thọ

Số hiệu 4716/KH-UBND
Ngày ban hành 19/10/2017
Ngày có hiệu lực 19/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Nguyễn Thanh Hải
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4716/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 19 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HIỆN ĐẠI HÓA THỦY LỢI 05 NĂM 2016-2020 TỈNH PHÚ THỌ

Thực hiện Hiệp định tín dụng số 5352-VN ngày 24/4/2014 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) cho Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới; Căn cứ Quyết định số 1357/QĐ-BNN-XD ngày 19/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Dự án thành phần Cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Phú Thọ, thuộc dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới do WB tài trợ (WB7); Căn cứ Văn bản 1726/TCTL-QLCT ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thủy lợi về kế hoạch chi tiết Hợp phần I dự án WB7. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 05 năm 2016-2020 tỉnh Phú Thọ với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Củng cố các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, nâng cao hiệu quả quản lý, từng bước hiện đại hóa; đổi mới cơ chế vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ; bền vững về kỹ thuật và tài chính;

- Nâng cấp, củng cố, phát triển hạ tầng thủy lợi nội đồng, đáp ứng các phương thức canh tác tốt gắn với xây dựng nông thôn mới;

- Tập trung cải tạo, nâng cấp, chống xuống cấp để nâng cao năng lực phục vụ, chất lượng hệ thống công trình thủy lợi; tăng cường năng lực hệ thống công trình tiêu, phát triển cấp nước cho nuôi trồng thủy sản;

- Phát triển sản xuất nông nghiệp có tưới theo hướng hiện đại; đẩy mạnh thực hiện trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng chủ lực như bưởi, chè, cây ăn quả, rau sạch,...

- Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn theo hướng bền vững cả về kết cấu hạ tầng, mô hình quản lý và tài chính.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo cấp nước tưới chủ động cho 34.500 ha lúa;

- Cấp nước tưới cho 7.800 ha diện tích hoa màu, tạo nguồn tưới cho diện tích cây vùng đồi 2.400 ha; trong đó tưới hiện đại, tiết kiệm nước 500 - 700 ha;

- Cấp nước cho 3.700 ha diện tích nuôi trồng thủy sản;

- 154 xã nông thôn đạt tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới;

- Đảm bảo diện tích tiêu toàn tỉnh đạt 162.400 ha, trong đó tiêu bằng động lực 20.100 ha;

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi

- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Xem xét chuyển đổi cơ chế quản lý, khai thác từ giao kế hoạch sang đặt hàng hoặc đấu thầu quản lý, khai thác; khuyến khích mở rộng các hoạt động cung cấp các dịch vụ có thu, ưu tiên cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Chỉ đạo Công ty TNHH NN MTV khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch kinh doanh 05 năm, áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng lực quản trị, quản lý, năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Ban hành quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi và giá trần phí thủy lợi nội đồng theo hướng toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng giao cho các tổ chức dùng nước là các Hợp tác xã quản lý; trên cơ sở kinh phí thủy lợi nội đồng thu được từ phí đóng góp của các đơn vị, cá nhân dùng nước để vận hành tu bổ, sửa chữa hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất. Tăng cường phân cấp quản lý công trình thủy lợi, giao Công ty TNHH NN MTV khai thác công trình thủy lợi quản lý các công trình thủy lợi liên xã, liên huyện, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.

- Rà soát, củng cố các Hợp tác xã dịch vụ thủy lợi để tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động; thực hiện tốt kế hoạch thành lập, củng cố 06 hợp tác xã dịch vụ thủy lợi do dự án WB7 tài trợ làm mô hình nhân rộng đối với các hợp tác xã dịch vụ thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng hệ thống thủy lợi, nâng cao mức đảm bảo an toàn đập

- Tiếp tục xây dựng mới các công trình thủy lợi cho các khu vực chưa chủ động tưới, tiêu; tại các nơi có ưu thế về nguồn nước, cao trình để điều tiết nước giữa các khu vực. Nâng cấp hệ thống kênh chính của các hồ thủy lợi lớn có lợi thế về địa hình bằng đường ống có áp để giảm thất thoát nước, nâng cao, đa dạng diện tích phục vụ làm tiền đề cho các hệ thống tưới hiện đại, tiết kiệm nước.

- Tiếp tục xây dựng mới những trạm bơm tiêu với công suất lớn nhằm tiêu úng triệt để cho những vùng thường xuyên bị ngập úng, kết hợp tiêu để nuôi trồng thủy sản.

- Cải tạo, nâng cấp các hồ, đập được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp để nâng cao năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an toàn công trình.

- Tập trung cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương để tăng cường năng lực phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Chú trọng duy tu, sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi bằng nguồn ngân sách tỉnh và kinh phí hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức thủy nông hàng năm. Sửa chữa thường xuyên, thay thế thiết bị như máy bơm, động cơ đối với các trạm bơm bị hư hỏng cũng như các trạm bơm hiện có các thiết bị máy bơm cột nước thấp, độ cao Hs nhỏ bằng các máy bơm có cột nước bơm cao và có chiều cao Hs lớn; tu bổ, sửa chữa các công trình bể hút, bể xả; kiên cố hoá hệ thống kênh và các công trình trên kênh.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ