Loading


Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2022 về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 74/KH-UBND
Ngày ban hành 14/04/2022
Ngày có hiệu lực 14/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI VĂN HÓA, DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 -2025

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 như sau:

I. Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình hiện có 76 làng nghề[1], trong đó có 48 làng nghề xuất hiện cách đây trên 50 năm, đủ tiêu chuẩn là làng nghề truyền thống[2], tuy nhiên mới có 02 nghề (chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân và gốm cổ Bồ Bát) , 01 làng nghề (thêu ren Văn Lâm) được công nhận là nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; 01 nghề được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân). Các nghề, làng nghề truyền thống đã tạo việc làm ổn định cho 30.848 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 55,8 triệu đồng/lao động/năm. Đa số các làng nghề đều hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Nhiều làng nghề đã tạo được thương hiệu và uy tín trên thị trường như các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren, chế biến cói, gốm sành sứ, sản xuất bún bánh,… Một số làng nghề gần các điểm du lịch có tiềm năng phát triển sản xuất gắn với hình thức du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm, tạo lợi thế riêng trong việc thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề hiện nay tiếp tục được duy trì phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động khu vực nông thôn hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, sự phát triển của nghề, làng nghề truyền thống còn gặp nhiều khó khăn: Hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, thiếu sự liên kết; thị trường sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa; một số mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu chưa cao. Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi có xu hướng giảm; thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu gây lãng phí nguyên liệu, năng suất lao động thấp; thiếu mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng làng nghề chưa đồng bộ, chưa có các trung tâm trưng bày, bảo tồn nghề có quy mô lớn; ở một số làng nghề vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường; nhiều làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền…

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Tạo động lực cho sự phát triển kinh tế nô ng thôn thông qua bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống. Chú trọng phát triển những sản phẩm truyền thống là tiềm năng, thế mạnh, đặc trưng của địa phương từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.

- Duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống và làng nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch; giữ gìn tinh hoa, văn hóa bản địa; gắn sự phát triển nghề, làng nghề truyền thống với hoạt động du lịch và lễ hội truyền thống, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong việc đầu tư, trùng tu, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể của nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

2. Yêu cầu

- Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, nhân dân về tầm quan trọng của phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đối với kinh tế nông thôn.

- Tiếp tục duy trì và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống hiện có. Bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; đặc biệt quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với những nét đặc trưng văn hóa bản địa và định hướng phát triển du lịch.

III. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Xây dựng chính sách riêng cho bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống

Chính sách về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (sau đây viết tắt là Nghị định 52). Trên cơ sở chính sách hiện có, nghiên cứu, xây dựng chính sách riêng về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Ứng dụng khoa học, công nghệ

- Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở triển khai, ứng dụng khoa học, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để đổi mới công nghệ sản xuất kết hợp bảo tồn bí quyết nghề truyền thống; sản xuất sản phẩm mới; cải tiến bao bì, nhãn mác; đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc; chứng nhận chất lượng sản phẩm …; Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nghề truyền thống, làng nghề truyền thống để tăng năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của địa phương, phát triển du lịch.

- Doanh nghiệp, cơ sở thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ được hỗ trợ theo quy định tại Điều 10, Nghị định 52; hỗ trợ đăng ký bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, triển khai hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo Nghị quyết số 123/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh; chính sách khuyến công; các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Đào tạo nguồn nhân lực

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống cho cán bộ quản lý các cấp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác… Lao động tham gia học nghề truyền thống được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

- Khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề truyền thống. Nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề được hưởng thù lao theo quy định khi tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Khi nghệ nhân trực tiếp truyền nghề được thu tiền học phí của người học trên nguyên tắc thỏa thuận. Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ.

- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực được hỗ trợ theo quy định tại Điều 11, Nghị định 52. Nội dung, định mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt danh mục nghề, thời gian đào tạo, định mức chi phí đào tạo và hỗ trợ đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước trình độ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

4. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường

- Thực hiện công tác truyền thông về tầm quan trọng của bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống gắn với văn hóa, du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh và truyền hình, báo, đài); lồng ghép nội dung vào chương trình, hội nghị, sinh hoạt chuyên đề các cấp, ngành.

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại một số làng nghề truyền thống tiêu biểu trên toàn quốc.

- Xây dựng ấn phẩm, clip, viết bài giới thiệu về tiềm năng phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với di tích kiến trúc.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ