Loading


Kế hoạch 76/KH-UBND về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn tỉnh Sơn La năm 2023

Số hiệu 76/KH-UBND
Ngày ban hành 21/03/2023
Ngày có hiệu lực 21/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Nguyễn Thành Công
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/KH-UBND

Sơn La, ngày 21 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TOÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2023

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bố chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025;

Thực hiện Quyết định số 470/QĐ-BNN-TT ngày 07 tháng 02 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 72/TTr-SNN ngày 07/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn tỉnh Sơn La năm 2023, với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện rà soát, chỉ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp và diện tích lúa nương sản xuất kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, cây mầu hàng năm, nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

- Việc chuyển đổi lúa sang các loại cây trồng khác phải thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ; lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi đảm bảo hiệu quả hơn trồng cây lúa.

2. Yêu cầu

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải thực hiện theo đúng quy định tại tại khoản 1, Điều 13 của Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3, Điều 13 của Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ

- Lựa chọn cây trồng chuyển đổi phải phù hợp với nhu cầu thị trường, tiềm năng lợi thế của địa phương về nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn nước, ... trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản phẩm. Tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

II. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI

Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn tỉnh Sơn La năm 2023 là 869,36 ha, trong đó: Chuyển đổi sang trồng cây hàng năm 368,17 ha; Chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 495,39 ha; Chuyển đổi sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 5,8 ha, trong đó:

- Chuyển đổi trên đất lúa nương là 727,5 ha trong đó: Diện tích chuyển sang cây hàng năm là 262,1 ha, chuyển sang cây lâu năm là 465,4 ha.

- Chuyển đổi từ đất lúa ruộng 01 vụ là 106,82 ha trong đó: Chuyển sang cây hàng năm là 72,92 ha, chuyển sang cây lâu năm là 29,19 ha, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 4,71 ha.

- Chuyển đổi từ đất lúa ruộng 02 vụ là 35,04 ha, trong đó: Chuyển sang cây hàng năm là 33,15 ha, chuyển sang cây lâu năm là 0,8 ha, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 1,09 ha.

(Chi tiết có Phụ lục kèm theo)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn thực hiện chủ trương việc chuyển đổi diện tích lúa nước không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp và diện tích lúa nương sản xuất kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.

- Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.

2. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

3. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất

[...]
3