Loading


Kế hoạch 80/KH-UBTVQH15 năm 2021 triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022

Số hiệu 80/KH-UBTVQH15
Ngày ban hành 01/11/2021
Ngày có hiệu lực 01/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Trần Quang Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBTVQH15

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NĂM 2022

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội1, Nghị quyết số 09/2021/QH15 ngày 25/7/2021 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022, Nghị quyết số 266/2021/UBTVQH15 ngày 05/8/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 và tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022. Cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự thống nhất và chủ động của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

- Làm cơ sở để theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.

- Góp phần tiếp tục đổi mới, tạo dấu ấn, lan tỏa cảm hứng hành động, sáng tạo, chuyên sâu trong hoạt động giám sát; giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa điểm, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và kiến nghị, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước.

2. Yêu cầu

- Bám sát chủ trương của Đảng, Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, yêu cầu, nhiệm vụ của Quốc hội trong tình hình mới:

- Tập trung nguồn lực, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Quá trình triển khai cần cương quyết giảm thiểu các thủ tục hành chính, cá thể hóa trách nhiệm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

1. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

1.1. Ủy ban Kinh tế

- Chủ trì tham mưu Đoàn giám sát của Quốc hội tổ chức triển khai các hoạt động; xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành" và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 4/2022 trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).

- Chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 5/2022 và hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp 3.

- Chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2022 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

1.2. Ủy ban Tài chính, Ngân sách

- Chủ trì tham mưu Đoàn giám sát của Quốc hội tổ chức triển khai các hoạt động; xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 8/2022 trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

- Chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2022; báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 5/2022; hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.

- Chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2022 và hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

1.3. Ủy ban Pháp luật

- Chủ trì tham mưu Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức triển khai các hoạt động; xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021” và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2022.

- Chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2022 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

1.4. Ủy ban Tư pháp

Chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác năm 2022, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2022 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

1.5. Ủy ban Xã hội

[...]
3