Loading


Kế hoạch 93/KH-VKSTC năm 2019 về triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 93/KH-VKSTC
Ngày ban hành 15/05/2019
Ngày có hiệu lực 15/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Lê Minh Trí
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/KH-VKSTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018 TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào ngày 20/11/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.

Để đảm bảo thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức triển khai thi hành kịp thời, nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

- Quán triệt đầy đủ nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nhất là những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của VKSND tới công chức, viên chức, người lao động của VKSND để nhận thức và vận dụng đúng đắn trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Viện kiểm sát.

- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành KSND; kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Yêu cầu

- Việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của lãnh đạo VKSND các cấp.

- Xác định nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

- Việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, cần được ưu tiên và tập trung chỉ đạo, thực hiện ở VKSND các cấp; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

1.1. Đăng tải toàn văn Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Thanh tra VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với Văn phòng VKSND tối cao (Trang tin điện tử VKSND tối cao) đăng tải nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 lên Trang tin điện tử VKSND tối cao.

- Thời gian thực hiện: Tháng 5/2019.

1.2. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động

- Tổ chức Hội nghị thông báo nhanh những nội dung mới cơ bản Luật dưới hình thức trực tuyến toàn Ngành theo Kế hoạch số 64/KH-VKSTC ngày 12/4/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc tổ chức Hội nghị công tác phòng, chống tham nhũng và quán triệt, triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Thời gian thực hiện: Tháng 5/2019.

- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao. Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh. Viện trưởng VKSND cấp huyện thường xuyên quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động. Hình thức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền đa dạng, thiết thực, phù hợp với từng địa phương, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của từng đơn vị.

- Trang tin điện tử VKSND tối cao, Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí kiểm sát tăng cường tuyên truyền về công tác phòng, chống tham nhũng của ngành Kiểm sát.

2. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Ngành hiện hành có liên quan để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới phù hợp với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Ngành hiện hành có liên quan, kịp thời đề xuất Viện trưởng VKSND tối cao hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới (nếu cần thiết) phù hợp với Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thời gian hoàn thành: Từ Quý II/2019 đến Quý VI/2019.

3. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

3.1. Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị

[...]
1