Loading


Kế hoạch phối hợp 1018/KH-BLĐTBXH-BGDĐT về công tác dự phòng, cai nghiện ma túy đối với học sinh sinh viên đến năm 2020 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Số hiệu 1018/KH-BLĐTBXH-BGDĐT
Ngày ban hành 14/03/2019
Ngày có hiệu lực 14/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hà,Nguyễn Thị Nghĩa
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1018/KH-BLĐTBXH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP

GIỮA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG TÁC DỰ PHÒNG, CAI NGHIỆN MA TÚY ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Chương trình công tác năm 2018 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ công tác dự phòng nghiện ma túy đối với học sinh, sinh viên đến năm 2020; Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất Kế hoạch phối hợp như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức của nhà giáo và học sinh, sinh viên (gọi tắt là HSSV) về ma túy và tác hại của ma túy; từ đó, xây dựng các chương trình dự phòng nghiện ma túy phù hợp, biện pháp can thiệp hiệu quả đối với những HSSV sử dụng, lạm dụng và nghiện ma túy.

2. Yêu cầu

a. Tuyên truyền, tập huấn, xây dựng các chương trình dự phòng nghiện ma túy đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và bảo đảm khoa học, phù hợp với các cấp học, bậc học khác nhau;

b. Đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của mỗi cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật;

c. Phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị và đề cao sự chủ động trong việc gắn các hoạt động phối hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi cơ quan, đơn vị;

d. Bảo đảm tính thống nhất, thường xuyên và hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy nói chung và công tác dự phòng nghiện ma túy đối với HSSV theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tập huấn chuyên sâu các văn bản quy phạm pháp luật

a) Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tập huấn chuyên sâu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dự phòng nghiện ma túy đối với HSSV;

b) Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức tập huấn chuyên sâu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dự phòng nghiện ma túy đối với HSSV do hai cơ quan, đơn vị thống nhất triển khai thực hiện.

2. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật

a) Khi phát sinh những vấn đề mới trong thực tiễn hoặc những vướng mắc, bất cập từ quy định của pháp luật về dự phòng nghiện ma túy đối với HSSV. Hai cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra;

b) Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác dự phòng nghiện ma túy đối với HSSV, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản chủ động lấy ý kiến của cơ quan phối hợp để nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục quy định. Phối hợp xin ý kiến bằng văn bản; cử cán bộ tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo văn bản; mời tham gia Hội nghị, Hội thảo, tham gia Hội đồng tư vấn thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, tham gia biên soạn tài liệu; báo cáo, tuyên truyền các nội dung chuyên đề tập huấn theo kế hoạch đề ra;

c) Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm tham gia vào văn bản dự thảo và trả lời cơ quan lấy ý kiến đúng thời gian, tiến độ quy định hoặc cử cán bộ đại diện cơ quan, đơn vị tham gia các Hội nghị, Hội thảo, tập huấn và chịu trách nhiệm về nội dung tham gia này.

3. Trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ yêu cầu công tác

a) Phạm vi thông tin, tài liệu được hai cơ quan, đơn vị trao đổi, cung cấp: Chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước; văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác dự phòng nghiện ma túy đối với HSSV; báo cáo đánh giá thường xuyên và đột xuất về tình hình, kết quả công tác dự phòng nghiện ma túy đối với HSSV theo chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan, đơn vị và thông tin, tài liệu khác có liên quan;

b) Hình thức trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu: Tùy từng nội dung thông tin, tài liệu trao đổi, việc phối hợp được thực hiện bằng hình thức trao đổi trực tiếp, qua đường công văn, điện thoại, fax, mạng Internet hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm. Trường hợp có yêu cầu cung cấp thông tin đột xuất, cơ quan có nhu cầu cung cấp thông tin gửi văn bản đề nghị cơ quan phối hợp cung cấp thông tin. Cơ quan, đơn vị nhận được đề nghị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản các nội dung thông tin được yêu cầu;

[...]
2