Loading


Luật tổ chức Quốc hội 1960

Số hiệu 17/LCT
Ngày ban hành 14/07/1960
Ngày có hiệu lực 26/07/1960
Loại văn bản Luật
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Hồ Chí Minh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 17/LCT NGÀY 26-7-1960 CÔNG BỐ LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ

Căn cứ vào điều 63 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà:

NAY CÔNG BỐ:

Luật tổ chức Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá II, kỳ thứ nhất, thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1960.

LUẬT

TỔ CHỨC QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Căn cứ vào chương IV của Hiến pháp nói về Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội và quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các đại biểu Quốc hội.

Chương 1:

HỘI NGHỊ QUỐC HỘI

Điều 1

Quốc hội mỗi năm họp thường lệ hai kỳ: kỳ thứ nhất chậm nhất vào tháng tư, kỳ thứ hai chậm nhất vào tháng mười.

Quốc hội có thể họp bất thường theo điều 46 của Hiến pháp.

Các kỳ họp của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập.

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập, chậm nhất là hai tháng sau khi tuyển cử.

Điều 2

Trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu. Uỷ ban này dựa vào giấy chứng nhận trúng cử và các tài liệu có liên quan đến việc tuyển cử mà thẩm tra tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội.

Quốc hội căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội hoặc tuyên bố việc tuyển cử cá biệt đại biểu không có giá trị.

Điều 3

Đại biểu Quốc hội có thể họp thành các đoàn đại biểu địa phương theo đơn vị tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong mỗi kỳ họp của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội trao đổi ý kiến về những vấn đề cần thiết của kỳ họp.

Giữa hai kỳ họp của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giữ quan hệ với Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Điều 4

Bắt đầu mỗi kỳ họp, Quốc hội họp phiên trù bị để thông qua chương trình nghị sự, bầu Chủ tịch đoàn và Thư ký đoàn của kỳ họp.

Điều 5

Chủ tịch đoàn điều khiển kỳ họp Quốc hội, cử người làm Chủ tịch các phiên họp của Quốc hội.

Điều 6

Thư ký đoàn có nhiệm vụ lập biên bản kỳ họp và biên bản các phiên họp của Quốc hội, làm các việc khác do Chủ tịch đoàn giao cho.

Điều 7

[...]
1