Loading


Nghị định 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh

Số hiệu 02/2000/NĐ-CP
Ngày ban hành 03/02/2000
Ngày có hiệu lực 18/02/2000
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 02/2000/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 02 NĂM 2000 VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30-9-1992;
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu  tư

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và việc đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.

Điều 2. Quyền đăng ký kinh doanh

1- Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật là quyền của công dân và tổ chức được nhà nước bảo hộ.

2- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không được ban hành các quy định về đăng ký kinh doanh áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình.

3- Nghiêm cấm cơ quan đăng ký kinh doanh sách nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Điều 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh

1- Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

a) Phòng đăng ký kinh doanh trong Sở Kế hoạch và đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).

b) Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện).

2- Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện có con dấu riêng.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

1- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, xem xét tỉnh hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

2- Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó.

3- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương, cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các sở có liên quan và Bộ kế hoạch đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

4- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 118 Luật Doanh nghiệp.

5- Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hiệu đính. Sau thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được thông báo hiệu đính của doanh nghiệp thì tiến hành xác minh các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và đã xác định rõ mức độ vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh thì trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hành chính đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

6- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật Doanh nghiệp.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.

[...]
3