CHÍNH
PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2024/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2024
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM
2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29
tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng
vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà
nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày
15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày
17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12
năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng
cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
1. Sửa đổi, bổ
sung khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Chuyển công ty
nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối từ trên 50%
vốn điều lệ trở lên đối với công ty nông nghiệp có phương
án sử dụng đất từ 500 ha trở lên”.
2. Sửa đổi, bổ
sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Chuyển
công ty nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty nông
nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được chuyển thành công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có phương án sản xuất, chế biến ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu
thị trường trong nước và ngoài nước theo
các tiêu chí sau:
- Ứng dụng công
nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy
định của pháp luật về công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
- Áp dụng các biện
pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất
lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam;
trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu
chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;
b) Còn vốn nhà
nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
2. Hình thức chuyển đổi và quyền chi phối của nhà nước
a) Hình thức
chuyển đổi: Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cho nhà
đầu tư và chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP
ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở
hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 23/2022/NĐ-CP).
b) Quyền chi phối của nhà nước: Nhà nước nắm giữ vốn góp chi phối đối với công ty nông nghiệp có phương
án sử dụng đất từ 500 ha trở lên.
3. Nhà đầu tư được lựa chọn
phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
b) Có vốn chủ sở hữu tối thiểu gấp hai lần vốn điều lệ của phương án
thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 03 năm gần nhất có lãi tính
đến thời điểm đăng ký tham gia góp vốn hoặc mua phần vốn nhà nước;
d) Cam kết bằng văn bản của nhà đầu tư khi đăng ký
trở thành thành viên của công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, gồm các nội dung sau:
- Duy trì ngành nghề kinh doanh chính
của doanh nghiệp trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ ngày công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Không chuyển nhượng phần vốn góp trong thời hạn 05 năm kể
từ ngày công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau thành lập công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trong việc chuyển
giao công nghệ mới, đào tạo nguồn
nhân lực, nâng cao năng lực tài
chính, quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác
định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư khi vi phạm các cam kết
đã ký;
- Các cam kết khác (nếu có).
đ) Cam kết tại
điểm d khoản này là một phần nội dung bắt buộc của hợp đồng chuyển nhượng vốn.
4. Nguyên tắc chuyển đổi, nội dung phương án chuyển đổi, trách nhiệm thực
hiện chuyển đổi, quản lý và sử dụng tiền thu từ chuyển đổi công ty lâm nghiệp
100% vốn nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực
hiện theo quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36 và Điều 38 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP.”.
3. Sửa đổi, bổ
sung khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;
nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối từ trên
50% vốn điều lệ trở lên đối với công ty lâm nghiệp có phương án sử dụng đất từ 1000 ha trở lên.”.
4. Sửa đổi, bổ
sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên
1. Công ty lâm
nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được chuyển thành công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có phương án sản xuất, chế biến ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu
thị trường trong nước và ngoài nước theo các tiêu chí sau:
- Ứng dụng công
nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy
định của pháp luật về công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
- Áp dụng các biện
pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất
lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam;
trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu
chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
b) Còn vốn nhà
nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
2. Hình thức chuyển đổi và quyền chi phối của nhà nước
a) Hình thức
chuyển đổi: Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cho nhà
đầu tư và chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP.
b) Quyền chi phối của nhà nước: Nhà nước nắm giữ vốn góp chi phối đối với công ty lâm nghiệp có phương án sử dụng đất từ 1.000 ha trở
lên.
3. Nhà đầu tư
được lựa chọn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
b) Có vốn chủ sở hữu tối thiểu gấp hai lần vốn điều lệ của phương án
thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 03 năm gần nhất có lãi tính
đến thời điểm đăng ký tham gia góp vốn hoặc mua phần vốn nhà nước;
d) Cam kết bằng văn bản của nhà đầu tư khi đăng ký
trở thành thành viên của công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, gồm các nội dung sau:
- Duy trì ngành
nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ
ngày công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Không chuyển
nhượng phần vốn góp trong thời hạn 05 năm kể từ ngày công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần
đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau thành lập công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trong việc chuyển
giao công nghệ mới, đào tạo nguồn
nhân lực, nâng cao năng lực tài
chính, quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác
định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư khi vi phạm các cam kết
đã ký;
- Các cam kết khác (nếu có).
đ) Cam kết tại
điểm d khoản này là một phần nội dung bắt buộc của hợp đồng chuyển nhượng vốn.
4. Nguyên tắc chuyển đổi, nội dung Phương án chuyển
đổi, trách nhiệm thực hiện chuyển đổi, quản lý và sử dụng tiền thu từ chuyển
đổi công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36 và
Điều 38 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP.”.
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều
19 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Tiếp tục bàn giao kết cấu hạ
tầng (đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi và công trình phúc
lợi khác) của các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý. Đối với trường
hợp đặc biệt (nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế) cần thiết phải giữ lại để phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì các khoản thu mà các cơ sở
này thu được và các khoản chi cho hoạt động của cơ sở (gồm cả chi phí khấu hao
tài sản cố định) được xác định là các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập và các
nội dung khác cho mục đích tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về
thuế thu nhập doanh nghiệp.”.
b) Bổ sung
khoản 8 như sau:
“8. Bàn giao đất và tài sản trên đất về địa phương quản lý.
a) Bàn giao đất và tài sản trên đất về địa
phương:
- Thực hiện bàn
giao nguyên trạng hồ sơ quản lý đất đai, tài sản trên đất theo số liệu kiểm kê
tại thời điểm bàn giao;
- Doanh nghiệp bàn
giao tài sản trên đất theo nguyên trạng khi thực hiện bàn giao về địa phương;
b) Nguyên tắc xác định giá trị tài sản trên diện tích đất đã thu hồi khi
địa phương giao đất hoặc cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân:
- Khi giao đất cho
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất đối với diện tích đã thu hồi thì Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao các cơ quan liên quan có trách nhiệm
thu hồi phần vốn đã đầu tư của công ty nông, lâm nghiệp
đối với tài sản trên diện tích đất này để thanh toán cho công ty nông, lâm
nghiệp có tài sản bàn giao;
- Giá trị tài sản
trên đất được xác định theo giá thị trường tại thời điểm bàn giao để làm căn cứ thu hồi phần vốn nhà nước đã đầu tư;
- Đối với tài sản
hình thành từ vốn ngân sách nhà nước
thì ghi tăng vốn cho bên nhận và ghi giảm vốn cho bên giao khi bên tiếp nhận
tài sản là tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp bên tiếp nhận tài sản không phải
là tổ chức, doanh nghiệp thì địa phương tiếp nhận bàn giao, phải giao cho các cơ quan, đơn vị phù hợp để quản lý, sử dụng tài sản
theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công và hạch toán tăng tài sản
theo chế độ kế toán;
- Phần chênh lệch
giữa giá trị thu về và giá trị trên sổ sách, kế toán công
ty nông, lâm nghiệp có trách nhiệm hạch toán tăng, giảm vốn nhà nước.
c) Việc thu hồi, bàn giao đất và
tài sản trên đất về địa phương quản lý được ưu tiên giải quyết theo quy định
tại Điều 15 của Nghị định này.”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 21 như sau:
“b) Nguồn kinh phí giải quyết chế độ lao động dôi dư thực hiện theo
quy định tại Nghị định số 97/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ
về chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ. Trường hợp công ty nông, lâm nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
thực hiện sắp xếp lại theo hình thức duy trì, củng cố và phát triển được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách đối với
người lao động dôi dư thực hiện theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý sử dụng nguồn thu từ chuyển
đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng
vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh
nghiệp.”.
7. Bổ sung khoản 7 Điều 23 như sau:
“7. Việc quy định ngân sách nhà nước hỗ
trợ công ty nông, lâm nghiệp giải thể mất khả năng thanh toán; tiêu chí bổ sung vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp là công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì,
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”.
8. Bổ sung khoản 3 Điều 26 như sau:
“3. Sáp nhập, hợp
nhất công ty nông, lâm nghiệp: các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,
trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cùng chủ sở hữu
được phép sáp nhập, hợp nhất. Việc sáp nhập, hợp nhất công ty nông, lâm nghiệp
thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17,
19 và Điều 20 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP. Các công ty nông, lâm nghiệp sau khi sáp nhập, hợp nhất phải tiếp
tục sắp xếp, đổi mới theo quy định của pháp luật về sắp xếp, đổi mới và phát
triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.”.
Điều 2. Bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 2
và khoản 5 Điều 23 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17
tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Điều 3. Hiệu
lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.
2. Quy định
chuyển tiếp:
a) Các công ty nông, lâm nghiệp đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới vẫn là
doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nhưng
hoạt động không hiệu quả và cần sắp xếp, đổi mới lại thì
thực hiện theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
ngày 17 tháng 12 năm 2014 của
Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các công ty nông, lâm nghiệp và quy định tại Nghị định này.
b) Đối với các công ty nông, lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới
trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà có phương án sắp xếp, đổi mới đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đáp ứng các quy định tại Nghị định này thì
tiếp tục thực hiện theo phương án được phê duyệt.
3. Trường
hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế đó.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (2b).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái
|