Loading


Nghị định 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ

Số hiệu 12/2002/NĐ-CP
Ngày ban hành 22/01/2002
Ngày có hiệu lực 06/02/2002
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Bất động sản

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/2002/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Nhằm bảo đảm sự thống nhất quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc triển khai và thống nhất quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước.

Các hoạt động đo đạc và bản đồ ở đất liền, vùng trời và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải tuân thủ Nghị định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Đo đạc là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị thu nhận thông tin và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và các thông tin có liên quan của các đối tượng ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian. Các thể loại đo đạc bao gồm: đo đạc mặt đất, đo đạc đáy nước, đo đạc trọng lực, đo đạc ảnh, đo đạc hàng không, đo đạc vệ tinh, đo đạc hàng hải, đo đạc thiên văn, đo đạc vũ trụ.

2. Bản đồ là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý các thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu và mầu sắc theo các quy tắc toán học nhất định. Các thể loại bản đồ bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính, bản đồ biển, bản đồ chuyên ngành và các loại bản đồ chuyên đề khác.

3. Hệ quy chiếu là hệ thống toạ độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng để biểu thị lên đó các kết quả đo đạc và bản đồ; hệ quy chiếu quốc gia là hệ quy chiếu được lựa chọn để sử dụng thống nhất trong cả nước.

4. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm: toạ độ gốc trắc địa, toạ độ gốc thiên văn, toạ độ gốc vệ tinh, giá trị gốc trọng lực tuyệt đối, giá trị gốc độ cao, giá trị gốc độ sâu; hệ thống này được xác định thống nhất cho cả nước; mỗi số liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, lâu dài được gọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.

5. Hệ thống điểm đo đạc cơ sở là các điểm có dấu mốc kiên cố trên thực địa được đo liên kết thành các mạng lưới nhằm mục đích xác định giá trị của đại lượng thuộc các thể loại: toạ độ, độ cao, độ sâu, trọng lực, thiên văn, vệ tinh tại các điểm đó để làm gốc đo đạc cho từng khu vực; hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia là hệ thống điểm đo đạc cơ sở được thành lập theo tiêu chuẩn thống nhất phục vụ nhu cầu sử dụng chung cho tất cả các ngành và các địa phương; hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng là hệ thống điểm đo đạc cơ sở được thành lập phục vụ nhu cầu riêng của từng ngành hoặc từng địa phương.

6. Hệ thống không ảnh là các loại ảnh chụp mặt đất và mặt biển từ các thiết bị đặt trên máy bay (ảnh máy bay) và trên vệ tinh hoặc tầu vũ trụ (ảnh vệ tinh), bao gồm: hệ thống không ảnh cơ bản phục vụ thành lập hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và hệ thống bản đồ nền, hệ thống không ảnh chuyên dụng phục vụ các mục đích khác.

7. Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là hệ thống bản đồ địa hình thể hiện địa hình và địa vật của bề mặt trái đất trên cả đất liền và đáy biển, phủ trùm cả nước hoặc vùng lãnh thổ theo một số tỷ lệ nhất định.

8. Công trình xây dựng đo đạc bao gồm:

a) Các trạm quan trắc cố định về thiên văn, trắc địa, vệ tinh, trọng lực, độ cao, độ sâu, thời gian, sau đây gọi chung là trạm quan trắc cố định;

b) Các điểm gốc đo đạc quốc gia;

c) Các cơ sở kiểm định tham số của thiết bị đo đạc, sau đây gọi chung là cơ sở kiểm định thiết bị đo đạc;

d) Dấu mốc của các điểm thuộc hệ thống điểm đo đạc cơ sở, sau đây gọi chung là dấu mốc đo đạc.

9. Sản phẩm đo đạc là kết quả thực hiện các thể loại đo đạc, công trình xây dựng đo đạc và các tư liệu thuyết minh kèm theo, dữ liệu đo và dữ liệu đã xử lý, không ảnh và không ảnh đã xử lý, các tư liệu điều tra khảo sát khác có liên quan.

10. Sản phẩm bản đồ là các loại sơ đồ, bình đồ, bản đồ, bản đồ ảnh, tập bản đồ, át-lát, sa bàn, bản đồ nổi, quả địa cầu được thành lập trên các loại vật liệu truyền thống hoặc trên các phương tiện kỹ thuật số. Ấn phẩm bản đồ là sản phẩm bản đồ được nhân bản trên giấy, trên các loại vật liệu khác hoặc nhân bản bằng kỹ thuật số.

11. Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc là hoạt động nghiên cứu về các đặc trưng hình học của trái đất bằng các phương pháp công nghệ đo đạc.

12. Công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ bao gồm sản phẩm đo đạc, sản phẩm bản đồ, kết quả nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc, sản phẩm dịch vụ đo đạc và bản đồ.

[...]
3