Loading


Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước

Số hiệu 122/2004/NĐ-CP
Ngày ban hành 18/05/2004
Ngày có hiệu lực 10/06/2004
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 122/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 122/2004/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BANNHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật số 02/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Chức năng của tổ chức pháp chế

1. Tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và thực hiện những công tác khác được giao.

2. Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước có chức năng giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý và những vấn đề khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Trong công tác xây dựng pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật;

b) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

c) Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề nghị tổ chức, cơ quan góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương gửi lấy ý kiến.

2. Trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

3. Trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

4. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

[...]
2