Loading


Nghị định 14/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật giao thông đường bộ

Số hiệu 14/2003/NĐ-CP
Ngày ban hành 19/02/2003
Ngày có hiệu lực 04/04/2003
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 2 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/2003/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2003QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Giao thông đường bộ về một số quy tắc giao thông đường bộ; về tín hiệu của xe ưu tiên; về tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ; về trách nhiệm của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Điều 2. Xử lý vi phạm

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG Bộ

Điều 3. Khoảng cách khi xe ô tô chạy thành đoàn

Xe ô tô khi chạy thành từng đoàn có tổ chức thì mỗi đoàn không được dài quá 250 mét theo hàng một; nếu có nhiều đoàn thì khoảng cách tối thiểu giữa hai đoàn là 100 mét. Những quy định tại Điều này không áp dụng đối với đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

Điều 4. Dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị

Khi dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị, người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định tại Điều 19 của Luật Giao thông đường bộ và các quy định cụ thể sau đây:

1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường hoặc hè phố bên phải, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây trở ngại, nguy hiểm cho giao thông.

2. Cấm dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

Điều 5. Xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông

1. Hàng hoá xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng trên mặt đường và không gây cản trở cho việc điều khiển xe. Kích thước xếp hàng quy định như sau :

a) Xe ô tô chở hàng không được xếp hàng vượt phía trước và phía sau thùng xe trên 10% chiều dài toàn bộ xe; không được xếp hàng quá bề rộng thùng xe, quá giới hạn chiều cao cho phép của từng loại xe theo quy định;

b) Xe ô tô chở khách không được xếp hàng hoá, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe;

c) Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp không được xếp hàng hoá, hành lý vượt quá bề rộng đèo hàng về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá chiều cao tính từ mặt đất là 2 mét, vượt quá phía sau đèo hàng là 0,50 mét;

d) Xe cơ giới ba bánh (kể cả xe lam), xe thô sơ không được xếp hàng hoá vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe, không được xếp vượt quá bề rộng thân xe. Riêng xe thồ chở hàng hoá, hành lý không được vượt quá 0,40 mét về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước, phía sau xe quá 1 mét. Cấm chở hàng hoá, hành lý trên mui các loại xe cơ giới ba bánh (kể cả xe lam).

2. Khi xếp hàng vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.

Điều 6. Một số trường hợp được phép chở người trên xe ô tô chở hàng

1. Xe ô tô chở hàng chỉ được phép chở người trong một số trường hợp sau đây :

[...]
4