Loading


Nghị định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Số hiệu 145/2016/NĐ-CP
Ngày ban hành 01/11/2016
Ngày có hiệu lực 15/12/2016
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Chứng khoán,Vi phạm hành chính

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2013/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật phòng chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 3 như sau:

“b) Phạt tiền;

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này là 5% tổng số tiền đã huy động trái pháp luật nhưng không vượt quá 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 6 và khoản 2 Điều 16 Nghị định này là 05 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không vượt quá 2.000.000.000 đồng.

Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Mức phạt tiền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11, khoản 1a và khoản 3 Điều 24, khoản 4 Điều 26 Nghị định này chỉ áp dụng xử phạt đối với cá nhân.”

2. Sửa đổi điểm a và điểm k khoản 3 Điều 3 như sau:

“a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) và tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc; buộc thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm;

k) Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán, vị thế giao dịch;”

3. Sửa đổi tên Mục 1 Chương II và tên Điều 4 như sau:

“MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RIÊNG LẺ TẠI VIỆT NAM CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU RIÊNG LẺ TẠI VIỆT NAM

Điều 4. Vi phạm quy định về chào bán cổ phiếu riêng lẻ tại Việt Nam của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, vi phạm quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ tại Việt Nam.”

4. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 4 như sau:

c) Không công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại Đại hội đồng cổ đông hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận, trừ trường hợp chào bán cổ phiếu để hoán đổi các khoản nợ hoặc hoán đổi cổ phần, phần vốn góp.”

5. Sửa đổi điểm b và bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 4 như sau:

b) Thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ không đúng với phương án đã đăng ký hoặc không đúng thời gian quy định; thực hiện phát hành trái phiếu riêng lẻ không đúng với phương án đã được chấp thuận;

đ) Không thực hiện mở tài khoản phong tỏa tại ngân hàng thương mại; không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa; giải tỏa hoặc sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán.”

6. Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 Điều 4 như sau:

[...]
6