Loading


Nghị định 15/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

Số hiệu 15/2008/NĐ-CP
Ngày ban hành 04/02/2008
Ngày có hiệu lực 25/02/2008
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 15/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ NGOẠI GIAO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, quản lý các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động của các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng của ngành, các dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, việc thành lập hoặc đình chỉ hoạt động các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại Nhà nước, chương trình tổng thể hoạt động đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động đối ngoại của Nhà nước và nghiệp vụ về công tác đối ngoại.

7. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

8. Về nghiên cứu và tham mưu dự báo chiến lược:

a) Thông tin và tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề liên quan đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế của Việt Nam;

b) Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các vấn đề có tính dự báo, chiến lược liên quan đến tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá và luật pháp quốc tế của Việt Nam;

c) Tổ chức nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế; nghiên cứu, tổng kết, biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học về đối ngoại, lịch sử ngoại giao Việt Nam, thế giới và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

9. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại Nhà nước:

a) Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử và triệu hồi Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên họp quốc;

b) Cử và triệu hồi Trưởng phái đoàn đại diện thường trực cửa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài;

c) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước.

10. Về lễ tân nhà nước:

a) Chủ trì xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, thống nhất hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các quy định và nghi thức lễ tân nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại;

b) Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

c) Chủ trì chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao của Nhà nước đi thăm các nước hoặc dự các hội nghị quốc tế và đón tiếp các đoàn cấp cao của các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định của Chính phủ;

[...]
3