Nghị định 166/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
Số hiệu | 166/2017/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 31/12/2017 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2018 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2017 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; nhà ở; nhà riêng Đại sứ;
b) Xe ô tô và phương tiện vận tải khác;
c) Máy móc, thiết bị;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản được trao đổi trên cơ sở Hiệp định hoặc Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước sở tại được thực hiện theo quy định của Hiệp định hoặc Thỏa thuận đã ký kết. Trường hợp phát sinh việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng thuộc trách nhiệm của phía Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
3. Các chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng theo quy định của pháp luật.
4. Đối tượng khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài,
Điều 3. Nguồn hình thành tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật.
2. Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:
a) Cơ quan đại diện là cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
b) Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật do các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập theo quy định của pháp luật.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2017 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm:
a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; nhà ở; nhà riêng Đại sứ;
b) Xe ô tô và phương tiện vận tải khác;
c) Máy móc, thiết bị;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản được trao đổi trên cơ sở Hiệp định hoặc Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước sở tại được thực hiện theo quy định của Hiệp định hoặc Thỏa thuận đã ký kết. Trường hợp phát sinh việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng thuộc trách nhiệm của phía Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
3. Các chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng theo quy định của pháp luật.
4. Đối tượng khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài,
Điều 3. Nguồn hình thành tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật.
2. Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí khác được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:
a) Cơ quan đại diện là cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
b) Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan đại diện, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật do các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp và các tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
4. Diện tích làm việc của chức danh là diện tích tối đa được xác định cho một chỗ làm việc trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Nghị định này được sử dụng làm căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam ban hành theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được áp dụng theo thứ tự như sau:
a) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước sở tại là thành viên;
b) Pháp luật của nước sở tại;
c) Pháp luật của nước Việt Nam.
3. Trường hợp một người giữ nhiều chức danh có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công thì được áp dụng theo chức danh có tiêu chuẩn, định mức cao nhất. Khi người tiền nhiệm kết thúc nhiệm kỳ công tác hoặc chuyển công tác mà tài sản công đã trang bị chưa đủ điều kiện thanh lý theo quy định thì người thay thế tiếp tục sử dụng, không trang bị mới.
4. Việc mua sắm tài sản công quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật và chỉ được mua sắm khi đã được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
7. Việc quy đổi tỷ giá ngoại tệ áp dụng theo Bảng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản và xử lý tài sản công.
8. Biên chế để xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Nghị định này được căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
9. Việc thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả hơn việc giao, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản; bảo đảm điều kiện phục vụ công tác đối ngoại, bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Kinh phí thuê, khoán được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước giao hàng năm của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 6. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc, diện tích nhà ở
1. Diện tích làm việc, diện tích nhà ở của chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà nước sở tại có quan hệ đặc biệt, đối tác chiến lược:
STT |
Chức danh |
Tiêu chuẩn diện
tích làm việc tối đa |
Tiêu chuẩn diện
tích nhà ở tối đa |
1 |
Nhóm 1: Đại sứ, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Tổng Lãnh sự và chức danh tương đương |
50 |
120 |
2 |
Nhóm 2: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Phó trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Phó Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương |
35 |
100 |
3 |
Nhóm 3: Lãnh sự, Phó lãnh sự, Bí thư, Phó trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương |
15 |
70 |
4 |
Nhóm 4: Chức danh khác (riêng nhân viên hợp đồng không được bố trí diện tích nhà ở) |
10 |
60 |
2. Diện tích làm việc, diện tích nhà ở của chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài tại các nước không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này:
STT |
Chức danh |
Tiêu chuẩn diện
tích làm việc tối đa |
Tiêu chuẩn diện
tích nhà ở tối đa |
1 |
Nhóm 1: Đại sứ, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Tổng Lãnh sự và chức danh tương đương |
40 |
110 |
2 |
Nhóm 2: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Phó trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Phó Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương |
30 |
90 |
3 |
Nhóm 3: Lãnh sự, Phó lãnh sự, Bí thư, Phó trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương |
10 |
60 |
4 |
Nhóm 4: Chức danh khác (riêng nhân viên hợp đồng không được bố trí diện tích nhà ở) |
08 |
50 |
3. Việc xác định cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng tiêu chuẩn, định mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do Bộ Ngoại giao quyết định trên cơ sở phân loại đối tác quan hệ ngoại giao của Chính phủ.
4. Trường hợp chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có tiêu chuẩn mang theo gia đình thì được cộng thêm diện tích nhà ở của mỗi thành viên có tiêu chuẩn đi theo tối đa 06 m2 sàn/người.
Điều 7. Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
1. Diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm: Phòng họp; phòng khách; phòng thường trực, bảo vệ; phòng y tế; phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường; phòng tổng đài điện thoại; phòng nhân sao tài liệu; nhà ăn, căng tin; thư viện; diện tích sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng quy định tại Điều 6, Điều 8 Nghị định này.
Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng.
2. Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tính như sau:
a) Tối đa bằng 70% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 30 người trở lên;
b) Tối đa bằng 90% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 15 đến dưới 30 người;
c) Tối đa bằng 130% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 05 đến dưới 15 người;
Điều 8. Diện tích chuyên dùng trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà riêng Đại sứ
1. Diện tích chuyên dùng gồm:
a) Diện tích phục vụ công tác đối ngoại là diện tích phục vụ đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các hoạt động lễ tân, khánh tiết. Tùy điều kiện cụ thể, diện tích phục vụ công tác đối ngoại có thể được bố trí tại nhà riêng Đại sứ hoặc tại trụ sở làm việc của cơ quan đại diện;
b) Diện tích chuyên dùng không thuộc điểm a khoản này như: Phòng hội đàm, phòng trưng bày, phòng truyền thống, phòng tưởng niệm và diện tích chuyên dùng khác (nếu có) tại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Bộ, cơ quan trung ương ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc trung ương quản lý); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc địa phương quản lý).
Mục 2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
Điều 9. Đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa có trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ;
b) Diện tích trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ hiện có thiếu so với tiêu chuẩn, định mức làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ bị xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng;
d) Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
Điều 10. Thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; riêng đối với trường hợp thuê dài hạn từ 30 năm trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Giá thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ phù hợp với giá thuê nhà, đất có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương của nước sở tại bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp trong hợp đồng thuê, bên cho thuê yêu cầu bên đi thuê phải đặt cọc thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tạm ứng để đặt cọc. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thu hồi, hoàn trả kinh phí đã tạm ứng và được thanh toán các khoản chi phí có liên quan như chi phí luật sư, chi phí môi giới và chi phí hợp lý phát sinh khác (nếu có).
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo dự toán ngân sách được giao và quyết định việc bồi thường hoặc sửa chữa do trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ bị hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng trên cơ sở hợp đồng thuê.
5. Trường hợp thuê dài hạn từ 30 năm trở lên đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Điều 11. Khoán kinh phí sử dụng nhà ở
1. Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được áp dụng trong trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không có nhà ở để bố trí cho chức danh có tiêu chuẩn và chức danh đó đăng ký thực hiện khoán.
2. Mức khoán kinh phí được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc khoán và mức khoán kinh phí sử dụng nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
4. Kinh phí khoán được thanh toán cho đối tượng nhận khoán cùng với việc chi trả tiền sinh hoạt phí hàng tháng.
Điều 12. Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
Trường hợp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ xuống cấp, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lập dự án cải tạo, nâng cấp trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.
2. Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án cải tạo lớn, nâng cấp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Đối với các dự án cải tạo thường xuyên, cải tạo nhỏ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định.
Điều 13. Bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc bán được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tài sản bán thuộc phạm vi quản lý và ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý không thuộc quy định tại điểm a khoản này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
3. Số tiền thu được từ bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước. Số tiền đã nộp ngân sách nhà nước được sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển và ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan để chi đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
1. Việc thanh lý nhà, công trình và tài sản khác thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thanh lý được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
Trường hợp cần thanh lý trước thời hạn quy định, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
4. Số tiền thu được từ thanh lý nhà, công trình và tài sản khác thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 15. Sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo đúng mục đích sử dụng được giao; phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này và phù hợp với tổ chức, bộ máy theo quy định của pháp luật.
Phương án sắp xếp lại, xử lý được lập đối với tất cả trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ mà cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được giao quản lý, sử dụng theo từng địa bàn.
2. Việc sắp xếp lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo hướng sử dụng độc lập giữa trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp với nhà ở, nhà riêng Đại sứ. Trường hợp chưa có điều kiện sử dụng độc lập thì sắp xếp lại diện tích làm việc, diện tích nhà ở của chức danh cho phù hợp bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại.
3. Trường hợp sử dụng sai mục đích hoặc không sử dụng thì xử lý theo các hình thức quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
a) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đối với phương án bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
b) Phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a khoản này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
5. Số tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 13 hoặc khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
Điều 16. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của cơ quan đại diện
1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác các chức danh:
a) Đại sứ và các chức danh tương đương, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô phục vụ công tác với mức giá tối đa 65.000 USD/xe. Tổng lãnh sự và chức danh tương đương được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô phục vụ công tác với mức giá tối đa 60.000 USD/xe;
b) Căn cứ mặt bằng giá và yêu cầu phục vụ hoạt động ngoại giao tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và mức giá quy định tại điểm a khoản này, Bộ Ngoại giao quyết định chủng loại, nhãn hiệu và giá mua xe phù hợp để trang bị xe ô tô phục vụ: công tác cho các chức danh quy định tại điểm a khoản này.
2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung:
a) Các chức danh của cơ quan đại diện tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất công việc được bố trí xe ô tô phục vụ công tác theo quy định của Thủ trưởng cơ quan đại diện;
b) Căn cứ vào số lượng biên chế (không bao gồm các chức danh đã được trang bị xe theo quy định tại khoản 1 Điều này), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan đại diện theo định mức sau:
STT |
Số lượng biên chế (người) |
Số xe tối đa được trang bị (chiếc) |
1 |
Từ 01 - 03 |
01 |
2 |
Từ 04 - 06 |
02 |
3 |
Từ 07 - 12 |
03 |
4 |
Từ 13 - 19 |
04 |
5 |
Từ 20 - 30 |
06 |
6 |
Từ 31 - 40 |
08 |
7 |
Từ 41 - 50 |
09 |
8 |
Trên 50 |
10 |
c) Trường hợp cơ quan đại diện có các bộ phận sáp nhập, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của các bộ phận sáp nhập được xác định tương ứng số lượng biên chế cửa từng bộ phận theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Mức giá:
- Mỗi cơ quan đại diện được mua 01 xe ô tô với mức giá tối đa 45.000 USD/xe.
- Số xe còn lại được mua với mức giá tối đa 35.000 USD/xe.
3. Trường hợp tại một số địa bàn trọng điểm, cần thiết phải trang bị xe ô tô loại từ 09 chỗ ngồi trở lên phục vụ các đoàn công tác đối ngoại, Bộ Ngoại giao thống nhất với Bộ Tài chính về chủng loại xe, số lượng trang bị cho cơ quan đại diện. Xe ô tô được trang bị theo quy định tại khoản này không tính vào định mức xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan đại diện quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Căn cứ vào số lượng biên chế của cơ quan, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được xác định như sau:
STT |
Số lượng biên chế (người) |
Số xe tối đa được trang bị (chiếc) |
1 |
Từ 01 - 03 |
01 |
2 |
Từ 04 - 06 |
02 |
3 |
Trên 06 |
03 |
2. Mức giá xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài tối đa 35.000 USD/xe.
Điều 18. Điều chỉnh mức giá xe ô tô
Trường hợp do yêu cầu phục vụ hoạt động ngoại giao của nhà nước Việt Nam tại một số quốc gia, địa bàn trọng điểm mà quan hệ đối ngoại cần phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác với mức giá cao hơn quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định này thì:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức giá cao hơn không quá 10% so với mức giá quy định tại Nghị định này;
2. Trường hợp cần thiết phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung có mức giá cao hơn từ trên 10% đến không quá 20% so với mức giá quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;
3. Trường hợp cần thiết phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung có mức giá cao hơn trên 20% so với mức giá quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 19. Trang bị phương tiện vận tải khác
1. Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm địa hình và yêu cầu phục vụ hoạt động công tác cụ thể tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc trang bị các loại phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô) phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng.
2. Trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu mua sắm phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô) với mức giá trên 30.000 USD, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Mục 2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
Điều 20. Mua sắm xe ô tô và phương tiện vận tải khác
1. Việc mua sắm xe ô tô và phương tiện vận tải khác được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc mua sắm xe ô tô và phương tiện vận tải khác phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý trong dự toán ngân sách được giao hàng năm, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 21. Thuê xe ô tô và phương tiện vận tải khác
1. Việc thuê xe ô tô và phương tiện vận tải khác được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Giá thuê xe ô tô và phương tiện vận tải khác phù hợp với giá thuê của phương tiện tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này.
3. Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc thuê xe ô tô và phương tiện vận tải khác, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 22. Bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô và phương tiện vận tải khác
1. Việc bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô và phương tiện vận tải khác theo chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
2. Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô và phương tiện vận tải khác, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa được bố trí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 23. Bán xe ô tô và phương tiện vận tải khác
1. Việc bán xe ô tô và phương tiện vận tải khác được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc bán được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc bán xe ô tô và phương tiện vận tải khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
3. Số tiền thu được từ bán xe ô tô và phương tiện vận tải khác được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 24. Thanh lý, thay thế xe ô tô và phương tiện vận tải khác
1. Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được trang bị thay thế khi đã sử dụng ít nhất 06 năm. Trường hợp pháp luật của nước sở tại có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của nước sở tại.
Trường hợp xe ô tô phục vụ công tác các chức danh đủ điều kiện thay thế theo quy định mà vẫn đảm bảo điều kiện hoạt động thì thực hiện xử lý theo quy định của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
2. Xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thanh lý theo quy định của nước sở tại. Trường hợp pháp luật của nước sở tại không quy định thì được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Đã sử dụng trên 10 năm hoặc vận hành trên 200.000 km;
b) Chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% so với nguyên giá).
4. Khi có điều kiện đổi mới xe ô tô phục vụ công tác do chế độ ưu đãi của nước sở tại, Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tỉnh xem xét, quyết định trong phạm vi dự toán được giao.
5. Phương tiện vận tải khác được thanh lý theo quy định của pháp luật nước sở tại, trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
6. Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc thanh lý xe ô tô và phương tiện vận tải khác.
7. Số tiền thu được từ thanh lý xe ô tô và phương tiện vận tải khác được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 25. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến
1. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho chức danh và phòng làm việc của chức danh.
2. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh và phòng làm việc của chức danh được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trần máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến áp dụng cho từng địa bàn trên cơ sở:
a) Máy móc, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc, được sử dụng thông dụng trong các cơ quan, văn phòng của nước sở tại; không mua sắm những máy móc, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, gây lãng phí;
b) Giá của ít nhất 03 nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo rộng rãi tại nước sở tại hoặc thông tin chính thông do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này;
c) Phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
4. Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện làm việc tại mỗi nước, dự toán ngân sách được giao hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm không vượt mức giá trần theo quy định tại khoản 3 Điều này, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc, quan hệ ngoại giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Ngoài máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cần thiết khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng và khả năng ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 26. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung
1. Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị trang bị tại các phòng phục vụ hoạt động chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
b) Máy móc, thiết bị gắn với nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng và các máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu sử dụng, thiết kế xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 27. Tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng
1. Máy móc, thiết bị chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là máy móc, thiết bị có yêu cầu về tính năng, dung lượng, cấu hình cao hơn máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến và máy móc, thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức đã ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Máy móc, thiết bị chuyên dùng không đủ điều kiện tiêu chuẩn tài sản cố định, Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng và khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 28. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị sinh hoạt tại nhà ở, nhà riêng Đại sứ
2. Thiết bị sinh hoạt gắn liền với nhà ở của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trần thiết bị sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn trên cơ sở:
a) Thiết bị sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, được sử dụng phổ biến tại nước sở tại, không mua sắm thiết bị sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, gây lãng phí;
b) Giá của ít nhất 03 nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo rộng rãi tại nước sở tại hoặc từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với thiết bị sinh hoạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này;
c) Phù hợp với khả năng ngân sách của Nhà nước.
4. Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện làm việc của từng nước, dự toán ngân sách được giao hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị thiết bị sinh hoạt quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm không vượt mức giá trần theo quy định tại khoản 3 Điều này, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh hoạt tại nước sở tại và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Trường hợp nhà thuê để ở đã được bên cho thuê trang bị thiết bị sinh hoạt phù hợp thì được trang bị bổ sung thiết bị sinh hoạt còn thiếu theo quy định tại Nghị định này.
6. Ngoài thiết bị sinh hoạt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị thiết bị sinh hoạt cần thiết khác phù hợp với điều kiện sinh hoạt tại nước sở tại và nhu cầu thực tế của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 29. Trang bị tài sản khác
Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu phục vụ hoạt động công tác cụ thể tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc trang bị tài sản khác (ngoài máy móc, thiết bị quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28 Nghị định này) phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm, vi quản lý, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng.
Mục 2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
Điều 30. Mua sắm máy móc, thiết bị và tài sản khác
1. Việc mua sắm máy móc, thiết bị và tài sản khác được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm máy móc, thiết bị; quyết định việc mua sắm tài sản khác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.
Điều 31. Thuê máy móc, thiết bị và tài sản khác
1. Việc thuê máy móc, thiết bị và tài sản khác được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Giá thuê máy móc, thiết bị và tài sản khác được xác định phù hợp với giá thuê của máy móc, thiết bị và tài sản khác tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này.
3. Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thuê máy móc, thiết bị và tài sản khác bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 32. Khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến
1. Việc khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến được thực hiện theo hình thức tự nguyện và áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Các chức danh có tiêu chuẩn, định mức nhưng chưa được trang bị máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn, định mức;
b) Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến hiện có đã hư hỏng, không còn sử dụng được hoặc không đảm bảo an toàn khi sử dụng đủ điều kiện thanh lý.
2. Mức khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến được xác định theo công thức sau:
Mức khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến/tháng |
= |
Giá mua mới máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trên thị trường |
: |
Thời gian sử dụng máy móc, thiết bị theo quy định (năm) |
: |
12 tháng |
Trong đó:
- Giá mua mới máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến là giá phổ biến trên thị trường (giá đã được các nhà cung cấp niêm yết, thông báo tại nước sở tại hoặc từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật) hoặc tham khảo giá mua của các kỳ trước, đảm bảo không cao hơn mức giá trần theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
- Thời gian sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến được xác định theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam. Đối với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến không được pháp luật của nước sở tại hoặc pháp luật của nước Việt Nam quy định thì thời gian sử dụng máy móc, thiết bị tính bằng 05 năm.
3. Căn cứ loại máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến và thực tế điều kiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho các chức danh của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bảo đảm an ninh, an toàn và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
4. Các chức danh nhận khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến có trách nhiệm tự trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, bảo đảm phục vụ yêu cầu công tác.
5. Kinh phí khoán được thanh toán cho đối tượng nhận khoán cùng với việc chi trả tiền sinh hoạt phí hàng tháng.
Điều 33. Thanh lý máy móc, thiết bị và tài sản khác
1. Việc thanh lý máy móc, thiết bị và tài sản khác được thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại; trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước Việt Nam.
2. Trường hợp máy móc, thiết bị và tài sản khác liên quan đến bí mật, bảo tồn quốc gia thực hiện thanh lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thanh lý máy móc, thiết bị và tài sản khác.
4. Số tiền thu được từ thanh lý máy móc, thiết bị và tài sản khác được nộp vào Quỹ tạm giữ ngân sách nhà nước tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, sau khi trừ đi chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước,
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Những nội dung quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Bãi bỏ Nghị định số 23/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, Quyết định số 08/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, Quyết định số 30/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại phục vụ công tác của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, Thông tư số 341/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
1. Trường hợp tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài đã được trang bị phù hợp với quy định tại Nghị định này thì được tiếp tục sử dụng; trường hợp tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức so với quy định tại Nghị định này thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo các hình thức quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
2. Trường hợp các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà vẫn phù hợp với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức đã ban hành.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan;
c) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền;
d) Báo cáo, đăng nhập dữ liệu về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và các chức danh làm việc tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC MÁY MÓC, THIẾT BỊ VĂN PHÒNG PHỔ BIẾN
TRANG BỊ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TẠI CƠ QUAN VIỆT
NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Nghị định số 166/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)
TT |
Tiêu chuẩn, định mức |
Số lượng tối đa |
I |
Nhóm 1: Đại sứ, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Tổng Lãnh sự và chức danh tương đương |
|
I.1 |
Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh (tính cho 01 người) |
|
|
1. Bộ bàn ghế ngồi làm việc |
01 bộ |
|
2. Tủ đựng tài liệu |
01 chiếc |
|
3. Máy vi tính để bàn hoặc máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương) |
01 bộ hoặc 01 chiếc |
|
4. Điện thoại cố định (không kể điện thoại công vụ) |
01 chiếc |
I.2 |
Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho phòng làm việc của chức danh (tính cho 01 phòng làm việc) |
|
|
1. Bộ bàn ghế họp |
01 bộ |
|
2. Bộ bàn ghế tiếp khách |
01 bộ |
|
3. Máy in |
01 chiếc |
II |
Nhóm 2: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Phó trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Phó Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương |
|
II.1 |
Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh (tính cho 01 người) |
|
|
1. Bộ bàn ghế ngồi làm việc |
01 bộ |
|
2. Tủ đựng tài liệu |
01 chiếc |
|
3. Máy vi tính để bàn hoặc máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương) |
01 bộ hoặc 01 chiếc |
|
4. Điện thoại cố định (không kể điện thoại công vụ) |
01 chiếc |
II.2 |
Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho phòng làm việc của chức danh (tính cho 01 phòng làm việc) |
|
|
1. Bộ bàn ghế họp, tiếp khách |
01 bộ |
|
2. Máy in |
01 chiếc |
III |
Nhóm 3: Lãnh sự, Phó lãnh sự, Bí thư; Phó trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và các chức danh khác |
|
III.1 |
Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh (tính cho 01 người) |
|
|
1. Bộ bàn ghế ngồi làm việc |
01 bộ |
|
2. Máy vi tính để bàn (gồm cả bàn máy vi tính và thiết bị lưu điện) |
01 bộ |
|
3. Điện thoại cố định |
01 chiếc |
III.2 |
Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho phòng làm việc của chức danh (tính cho 01 phòng làm việc) |
|
|
1. Bộ bàn ghế họp, tiếp khách |
01 bộ |
|
2. Tủ đựng tài liệu |
03 chiếc |
|
3. Giá đựng công văn đi, đến |
03 bộ |
|
4. Máy in |
02 chiếc |
|
5. Máy photocopy |
02 chiếc |
|
6. Máy fax |
01 chiếc |
|
7. Máy scan |
01 chiếc |
|
8. Điện thoại cố định (trong trường hợp không có hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ) |
01 chiếc |
TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ SINH HOẠT TẠI CƠ QUAN VIỆT
NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Nghị định số 166/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)
TT |
Tiêu chuẩn, định mức |
Số lượng tối đa |
I |
Nhóm 1: Đại sứ, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Tổng Lãnh sự và chức danh tương đương |
|
|
1. Bộ bàn ghế ngồi làm việc |
01 bộ |
|
2. Bộ bàn ghế tiếp khách |
01 bộ |
|
3. Bộ bàn ghế phòng ăn |
01 bộ |
|
4. Tủ tài liệu |
01 chiếc |
|
5. Ti vi |
01 chiếc |
|
6. Điện thoại cố định |
01 chiếc |
|
7. Tủ quần áo |
02 chiếc |
|
8. Giường, đệm |
02 bộ |
|
9. Tủ lạnh |
01 chiếc |
|
10. Máy giặt |
01 chiếc |
|
11. Lò vi sóng |
01 chiếc |
|
12. Bếp nấu ăn |
01 chiếc |
II |
Nhóm 2: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Phó trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Phó Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương |
|
|
1. Bộ bàn ghế ngồi làm việc |
01 bộ |
|
2. Bộ bàn ghế tiếp khách |
01 bộ |
|
3. Bộ bàn ghế phòng ăn |
01 bộ |
|
4. Tủ tài liệu |
01 chiếc |
|
5. Ti vi |
01 chiếc |
|
6. Điện thoại cố định |
01 chiếc |
|
7. Tủ quần áo |
02 chiếc |
|
8. Giường, đệm |
02 bộ |
|
9. Tủ lạnh |
01 chiếc |
|
10. Máy giặt |
01 chiếc |
|
11. Lò vi sóng |
01 chiếc |
|
12. Bếp nấu ăn |
01 chiếc |
III |
Nhóm 3: Lãnh sự, Phó lãnh sự, Bí thư; Phó trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và các chức danh khác |
|
|
1. Bộ bàn ghế ngồi làm việc |
01 bộ |
|
2. Bộ bàn ghế tiếp khách |
01 bộ |
|
3. Bộ bàn ghế phòng ăn. |
01 bộ |
|
4. Tủ tài liệu |
01 chiếc |
|
5. Ti vi |
01 chiếc |
|
6. Điện thoại cố định |
01 chiếc |
|
7. Tủ quần áo |
02 chiếc |
|
8. Giường, đệm |
02 bộ |
|
9. Tủ lạnh |
01 chiếc |
|
10. Máy giặt |
01 chiếc |
|
11. Lò vi sóng |
01 chiếc |
|
12. Bếp nấu ăn |
01 chiếc |