Loading


Nghị định 28/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân

Số hiệu 28/2019/NĐ-CP
Ngày ban hành 20/03/2019
Ngày có hiệu lực 05/05/2019
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2019

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; bảo vệ người tố cáo, người được bảo vệ; quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền tố cáo.

2. Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quốc phòng.

3. Người giải quyết tố cáo; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân.

4. Người tố cáo, người được bảo vệ liên quan đến tố cáo trong Quân đội nhân dân.

5. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo trong Quân đội nhân dân.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quân nhân bao gồm: Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.

a) Quân nhân tại ngũ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự;

b) Quân nhân dự bị là công dân Việt Nam được đăng ký vào ngạch dự bị động viên, gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của pháp luật.

2. Người Chỉ huy là người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị, gồm: Chỉ huy trưởng quân sự (người đứng đầu về hành chính quân sự), Chính ủy, Chính trị viên và cấp phó của người đứng đầu.

3. Người giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân là người đứng dầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của Nghị định này.

4. Quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng là quản lý của Bộ Quốc phòng trong các lĩnh vực: Bảo vệ biên giới, vùng biển, đảo, quần đảo, vùng trời, không gian mạng quốc gia; xây dựng khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự; công nghiệp quốc phòng; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự, đất quốc phòng và môi trường có liên quan đến hoạt động quốc phòng; cơ yếu; hoạt động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; các dịch vụ công và các lĩnh vực quản lý khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo

1. Áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân thực hiện theo Điều 3 Luật Tố cáo năm 2018.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của quân nhân dự bị thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu được áp dụng theo quy định của Luật Tố cáo và Nghị định này.

[...]
8