Nghị định 32/2005/NĐ-CP về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền
Số hiệu | 32/2005/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 14/03/2005 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/2005 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2005 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32/2005/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ QUY CHẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này quy định về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; quy định các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu (viết tắt là xuất, nhập) qua cửa khẩu biên giới đất liền của người, phương tiện, hàng hoá và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu nhằm quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
4. Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất, nhập theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
QUY ĐỊNH VỀ XUẤT, NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN, HÀNG HOÁ
2. Công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới khi sang khu vực biên giới nước láng giềng phải có giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới, giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân hoặc công an xã, phường, thị trấn cấp.
2. Người cư trú trong khu vực biên giới nước láng giềng khi sang khu vực biên giới Việt Nam phải có giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới theo quy định của Hiệp định về Quy chế biên giới ký kết giữa Việt Nam và nước láng giềng hữu quan.
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2005/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2005 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32/2005/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ QUY CHẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này quy định về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; quy định các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu (viết tắt là xuất, nhập) qua cửa khẩu biên giới đất liền của người, phương tiện, hàng hoá và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu nhằm quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
4. Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất, nhập theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
QUY ĐỊNH VỀ XUẤT, NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN, HÀNG HOÁ
2. Công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới khi sang khu vực biên giới nước láng giềng phải có giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới, giấy chứng nhận do Uỷ ban nhân dân hoặc công an xã, phường, thị trấn cấp.
2. Người cư trú trong khu vực biên giới nước láng giềng khi sang khu vực biên giới Việt Nam phải có giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới theo quy định của Hiệp định về Quy chế biên giới ký kết giữa Việt Nam và nước láng giềng hữu quan.
a) Giấy đăng ký phương tiện;
b) Giấy phép liên vận;
c) Giấy phép vận chuyển hành khách, hàng hoá (nếu có);
d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
2. Người điều khiển phương tiện, hành khách đi trên phương tiện và hàng hoá phải có giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 9 của Nghị định này;
b) Giấy phép điều khiển phương tiện (đối với người điều khiển phương tiện).
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG Ở KHU VỰC CỬA KHẨU
Điều 11. Khu vực cửa khẩu bao gồm:
1. Khu vực quá cảnh (đối với cửa khẩu quốc tế).
2. Khu vực kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện, hàng hoá khi xuất, nhập qua biên giới.
3. Khu vực nhà chờ làm thủ tục.
4. Khu vực làm thủ tục xuất, nhập của các cơ quan chức năng.
5. Trụ sở làm việc của cơ quan chức năng và cơ quan liên quan.
6. Khu vực kho, bãi tập kết hàng chờ xuất khẩu, nhập khẩu.
7. Khu vực dành cho cửa hàng kinh doanh miễn thuế.
8. Khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại.
9. Khu vực bãi xe, bến đậu.
10. Khu vực cấm; khu vực khác (nếu có).
1. Những người được tạm trú tại khu vực cửa khẩu.
a) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc tại khu vực cửa khẩu;
b) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại tại khu vực cửa khẩu.
2. Người, phương tiện, hàng hoá thực hiện việc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Tại khu vực cửa khẩu, mọi hoạt động của người, phương tiện phải chấp hành các quy định của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới, quy định của Nghị định này và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Nghiêm cấm các hoạt động sau đây ở khu vực cửa khẩu
1. Các hành vi làm thay đổi dấu hiệu, hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới và các công trình thiết bị khác, các loại biển báo khu vực cửa khẩu, vành đai biên giới, vùng cấm.
2. Sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả; tổ chức, dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
3. Kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây mất trật tự công cộng, không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý chuyên ngành; sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tuyên truyền tài liệu, sách báo, văn hoá phẩm độc hại.
4. Buôn lậu, vận chuyển hoặc sử dụng trái phép hàng hoá, tiền tệ, các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại, chất phóng xạ, ma tuý và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Buôn bán phụ nữ, trẻ em.
6. Dùng phương tiện đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định, đi vào khu vực cấm.
7. Người, phương tiện ra, vào khu vực cửa khẩu không đủ giấy tờ và chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định.
8. Vứt bỏ các loại chất thải làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
9. Các hoạt động khác trái với quy định của pháp luật hiện hành.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI
1. Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới trong phạm vi cả nước.
2. Các Bộ, ngành chức năng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các lực lượng, cơ quan chuyên ngành thuộc quyền tại cửa khẩu biên giới thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất, nhập theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có cửa khẩu biên giới thống nhất với các Bộ, ngành chức năng quy hoạch, xây dựng cửa khẩu, đảm bảo cho các hoạt động xuất, nhập và kiểm tra, kiểm soát tại khu vực cửa khẩu.
Điều 17. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của nước hữu quan, quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động và qua lại biên giới được quy định như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại các cửa khẩu quốc tế theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đối với các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại các cửa khẩu phụ theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh.
3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại cửa khẩu chính (trừ cửa khẩu quốc tế) không quá 06 giờ.
Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại cửa khẩu phụ hoặc đường qua lại tạm thời không quá 12 giờ.
4. Đồn trưởng Đồn Biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại cửa khẩu phụ hoặc đường qua lại tạm thời không quá 06 giờ.
Cửa xuất: Hải quan - Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) - Biên phòng;
Cửa nhập: Biên phòng - Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) - Hải quan;
2. Tại cửa khẩu phụ, trạm kiểm soát được xây dựng theo quy hoạch thống nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoạt động tại cửa khẩu được bố trí nơi làm việc trong trạm kiểm soát phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng.
2. Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới, trong khi làm nhiệm vụ phải mặc trang phục ngành, đeo biển, phù hiệu kiểm soát theo quy định.
Điều 20. Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu và chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực cửa khẩu.
Điều 21. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Mọi hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân đối với quy định của Nghị định này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
Điều 25. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |