Loading


Nghị quyết 03-NQ/TW năm 1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 03-NQ/TW
Ngày ban hành 18/06/1997
Ngày có hiệu lực 18/06/1997
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Đỗ Mười
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 03-NQ/TW

Hà Nội ngày 18 tháng 6 năm 1997

 

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ LẦN THỨ 3 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA VIII

VỀ CHIẾN LƯỢC CÁN BỘ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định phải "Sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỹ mới". Trên cơ sở tổng kết công tác cán bộ trong những năm qua, chủ yếu là trong 10 năm đổi mới, chúng ta xác định phương hướng cơ bản, các chính sách và giải pháp lớn xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đến năm 2020, trước mắt là chuẩn bị cho nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

1- Đội ngũ cán bộ.

Mặt mạnh:

- Được rèn luyện, thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ; cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; năng đông, sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.

- Trình độ, kiến thức và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao.

- Số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lói sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân.

- Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng; có người do bất mãn cá nhân đi đến phản bội Đảng và lợi ích của nhân dân.

- Một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán; có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.

Đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ.

- Nhiều cán bộ lãnh đạo không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém. Có tình trạng nể nang, né tránh, không nói thẳng, nói thật với nhau, bằng mặt mà không bằng lòng.

- Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng "vừa thừa vừa thiếu". Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là về quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội, luật pháp... Nhiều cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt để lấy được bằng cấp.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ngoài những điểm chung nói trên, mỗi loại cán bộ còn có những mặt mạnh, yếu cụ thể:

Cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn thể: có bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo chính trị, vận động nhân dân, tích cực tiến hành đổi mới. Nhưng trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý còn hạn chế. Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt có biểu hiện chủ quan, thiếu dân chủ.

Cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang: có lập trường chính trị kiên định, có ý thức cảnh giác cao, chịu đựng gian khổ, vượt qua khó khăn bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội. Một bộ phận, chủ yếu là trong lực lượng làm kinh tế, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ pháp luật lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để buôn lậu, sách nhiễu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Cán bộ khoa học: có tâm huyết, có năng lực sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới. Nhưng chất lượng chưa cao, năng lực thực hành còn yếu; thiếu nhiều chuyên gia giỏi; tỉ lệ cán bộ khoa học trên số dân còn thấp. Một số cán bộ chưa say mê nghiên cứu khoa học, thiếu hoài bão lớn, chưa đem hết tài trí phục vụ đất nước, ít gắn bó với sản xuât và cơ sở, thiếu tinh thần hợp tác.

Cán bộ quản lý kinh doanh: năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới. Nhưng kinh nghiệm còn ít, năng lực còn hạn chế, tổ chức kinh doanh còn kém hiệu quả, quan hệ với nước ngoài còn nhiều sơ hở, mất cảnh giác. Không ít cán bộ chưa quán triệt đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, nặng về kinh doanh đơn thuần, một số tham nhũng, thoái hóa, biến chất, xa hoa, lãng phí của công, làm giàu phi pháp.

2- Công tác cán bộ.

Ưu điểm:

- Đã bước đầu huy động được các cấp, các ngành cùng các cơ quan có chức năng làm tham mưu trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ. Việc đánh giá, sử dụng cán bộ dân chủ, tập thể hơn trước. Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ, kết hợp các độ tuổi, các loại, các thế hệ cán bộ.

- Đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn cán bộ cả về lý luận chính trị, quân sự, về quan điểm, đường lối của Đảng, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, khoa học, luật pháp, văn hóa, nghệ thuật...

- Đã thực hiện một số chính sách phù hợp với tình hình mới (trong đó có chính sách chăm sóc những người có công). đã ban hành một số quy chế về quản lý cán bộ , quy trình tiến hành lựa chọn, đề bạt, bầu cử, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

[...]
3