Loading


Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2022 về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành

Số hiệu 10/NQ-CP
Ngày ban hành 28/01/2022
Ngày có hiệu lực 28/01/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phạm Bình Minh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/NQ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Kết luận số 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
-  Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội:
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP; BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT,QHĐP(2) S.Tùng.

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

 

CHIẾN LƯỢC

CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021 -2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)

Để cụ thể hóa Kết luận số 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những nội dung chính sau:

I. Quan điểm

- Kiên trì và nhất quán thực hiện các quan điểm của Đảng về công tác dân tộc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển; phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam thịnh vượng.

- Giải quyết hài hòa quan hệ, lợi ích giữa các dân tộc, đảm bảo ổn định, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng; xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của hệ thống chính trị.

- Xem đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung của cả nước và phải gắn liền với nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

- Phát huy vai trò, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương trong thực hiện các chính sách dân tộc.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa và thu hút, huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách liên quan đến công tác dân tộc, trong đó nguồn lực nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định; ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, các địa bàn khó khăn nhất của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

II. MỤC TIÊU, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu tổng quát

- Ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của Vùng, bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng phát triển.

[...]
4