Loading


Nghị quyết 406/NQ-HĐND năm 2023 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Số hiệu 406/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/07/2023
Ngày có hiệu lực 12/07/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Đỗ Trọng Hưng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 406/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 7 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 14, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XVIII

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII.

QUYẾT NGHỊ:

1. Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành trong các lĩnh vực quản lý đất đai, giáo dục và đào tạo thời gian qua, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới có nhiều biến động nhanh, khó lường. Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành với các giải pháp, cam kết của Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại phiên chất vấn.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn; cụ thể:

2.1. Về nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng nhiều dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất nhưng qua nhiều năm, đã được gia hạn nhiều lần nhưng nhà đầu tư vẫn không triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện chậm.

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng nâng cao chất lượng tham mưu chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, tính khả thi trong triển khai dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Không chấp nhận nhà đầu tư năng lực tài chính, năng lực triển khai thực hiện dự án hạn chế, không đảm bảo nguồn vốn và năng lực để hoàn thành đầu tư dự án; có dấu hiệu đầu cơ giữ đất để chuyển nhượng kiếm lời, không có ý định đầu tư. Xem xét giảm thời gian thực hiện một số thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện dự án (cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, ...); kịp thời hướng dẫn, thường xuyên đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư. Tiến hành đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào dự án theo quy định; giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch đúng tiến độ để nhà đầu tư triển khai dự án.

- Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã làm tốt công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất; việc thực hiện các dự án được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn. Kịp thời phát hiện, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các trường hợp chậm tiến độ sử dụng đất. Không để tình trạng dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ kéo dài mà không được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định. Kiên quyết chấm dứt dự án đầu tư không đúng pháp luật về đầu tư; thu hồi đất các dự án vi phạm quy định pháp luật đất đai, nhất là đối với các dự án đã được gia hạn nhiều lần (gia hạn theo Luật Đầu tư, gia hạn theo Luật Đất đai). Đưa đất đã thu hồi vào sử dụng ngay, đúng quy định pháp luật, lựa chọn nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất bảo đảm năng lực tài chính, có khả năng triển khai dự án, quyết tâm thực hiện và sớm hoàn thành dự án. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan chức năng cấp tỉnh với chính quyền cấp huyện, cấp xã trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, theo dõi việc quản lý, sử dụng đất, đầu tư dự án.

- Đầu tư hệ thống quản lý thông tin đất đai hiện đại, để theo dõi thông tin về các dự án đầu tư, trong đó xác định rõ tiến độ đầu tư, tiến độ sử dụng đất của các dự án. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai; đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh tra đất đai, bảo đảm trình độ, phẩm chất, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ. Các tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư phải thực hiện việc báo cáo định kỳ tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ sử dụng đất về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

2.2. Về nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh còn chậm, còn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật về đất đai để người dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện phân loại, giải quyết dứt điểm các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai rà soát lại số liệu và tiến hành phân loại, làm rõ các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận để giải quyết theo quy định với kế hoạch, lộ trình cụ thể. Thực hiện nghiêm Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL- HĐND, ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Khẩn trương xây dựng kế hoạch để giải quyết dứt điểm các tồn đọng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, ý thức công vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ địa chính, quản lý đất đai các cấp. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.3. Về nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện; Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu:

- Chính quyền các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 và các năm tiếp theo của địa phương, đơn vị. Chú trọng việc lập, phê duyệt đề cương nhiệm vụ và tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn. Trong khi chỉ tiêu sử dụng một số loại đất, đặc biệt là đất lúa được phân bổ có nhiều khó khăn, bất cập, cần xác định thứ tự ưu tiên các công trình, dự án cấp bách, quan trọng, có tính chất thúc đẩy, đột phá để cân đối, xác định trình duyệt.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện, xong trước ngày 15 tháng 7 năm 2023. Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan sớm tham mưu hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng để triển khai các công trình, dự án, tổ chức đấu giá quyên sử dụng đất và đảm bảo nguồn thu ngân sách các cấp. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng các loại đất được phân bổ trong Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

2.4. Về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các trường học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh với lộ trình, kế hoạch cụ thể, bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối, hạn chế tối đa trường quy mô nhỏ, manh mún lãng phí nguồn lực, đáp ứng nhu cầu dạy và học, thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyển dụng kịp thời, hết chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao ngay trước khi khai giảng năm học mới 2023 - 2024, trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên thuộc các bộ môn còn thiếu nhiều, như: Văn hóa, Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật đối với bậc tiểu học; Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ thuật đối với bậc học THCS; Âm Nhạc, Mỹ thuật đối với bậc học THPT. Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm nếu các huyện, thị xã, thành phố còn chỉ tiêu nhưng không tuyển dụng kịp thời viên chức ngành giáo dục mà do lý do chủ quan.

- Tiếp tục thực hiện biệt phái giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu; triển khai việc dạy liên môn, liên cấp, liên trường nơi có điều kiện; hợp đồng lao động với số giáo viên đã nghỉ hưu còn đủ sức khỏe, tâm huyết với nghề và sinh viên sư phạm ra trường chưa có việc làm.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý, giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phát huy tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với sự nghiệp “Trồng người”.

- Đẩy mạnh phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo văn bằng 2, đào tạo liên thông, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành đối với các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật nhằm đảm bảo có đủ nguồn giáo viên để tuyển dụng, đáp ứng yêu cầu dạy và học.

- Chỉ đạo Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thực hiện tốt kế hoạch đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng của các trường trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo, tạo điều kiện để phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ