Loading


Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu 08/2013/UBTVQH13
Ngày ban hành 23/12/2013
Ngày có hiệu lực 01/07/2014
Loại văn bản Pháp lệnh
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Pháp lệnh số: 08/2013/UBTVQH13

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 

PHÁP LỆNH

CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2012/QH13 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII;

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Cảnh sát cơ động.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của Cảnh sát cơ động; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Pháp lệnh này áp dụng đối với Cảnh sát cơ động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. Vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động

Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an; thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Kết hợp chặt chẽ tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục với cơ động ngăn chặn, trấn áp kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân và hệ thống chính trị; chịu sự giám sát của nhân dân.

Điều 5. Xây dựng Cảnh sát cơ động

1. Nhà nước xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia xây dựng, phối hợp, giúp đỡ Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu.

3. Cảnh sát cơ động phải tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tổ chức, điều động, sử dụng Cảnh sát cơ động trái với quy định của Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chống lại hoặc cản trở Cảnh sát cơ động thi hành công vụ.

3. Giả danh Cảnh sát cơ động.

4. Sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận của Cảnh sát cơ động.

[...]
4