Loading


Quy định 211-QĐ/TW năm 2013 về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 211-QĐ/TW
Ngày ban hành 08/11/2013
Ngày có hiệu lực 08/11/2013
Loại văn bản Quy định
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Lê Hồng Anh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 211-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2013

 

QUY ĐỊNH

VỀ GIÁM SÁT ĐẢNG VIÊN LÀ CÁN BỘ THUỘC DIỆN BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;

- Căn cứ Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khóa XI và Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 21-3-2012 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát trong Đảng;

Bộ Chính trị quy định về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1- Quy định này quy định về mục đích, nguyên tắc, chế độ, chủ thể, nội dung, phương pháp, hình thức và xử lý kết quả giám sát; trách nhiệm và thẩm quyền của chủ thể giám sát; trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan đến đảng viên là cán bộ (gọi tắt là cán bộ) thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được giám sát.

2- Cán bộ được giám sát thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ (cả đương chức và đã nghỉ hưu).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1- Giám sát cán bộ của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cán bộ, kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và giữ gìn đạo đức, lối sống.

2- Giám sát trực tiếp đối với cán bộ là việc chủ thể giám sát trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, góp ý với cán bộ thông qua thảo luận, chất vấn, đối thoại, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình tại các cuộc họp, hội nghị, các cuộc làm việc với tổ chức đảng mà cán bộ là thành viên hoặc trực tiếp làm việc với cán bộ.

3- Giám sát gián tiếp đối với cán bộ là việc chủ thể giám sát không trực tiếp gặp gỡ, góp ý, trao đổi với cán bộ mà chủ yếu thông qua xem xét các văn bản, tài liệu, báo cáo, thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân để nắm tình hình có liên quan đến cán bộ.

4- Giám sát thường xuyên đối với cán bộ là việc chủ thể giám sát phân công đảng viên thường xuyên, theo dõi, nắm tình hình và kịp thời trao đổi, góp ý về những vấn đề cần thiết liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ đảng viên và giữ gìn đạo đức, lối sống của cán bộ.

5- Giám sát chuyên đề đối với cán bộ là việc chủ thể giám sát tiến hành giám sát chuyên sâu trong việc thực hiện tiêu chuẩn cấp ủy viên, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức, lối sống của cán bộ được xác định trong thời gian nhất định.

Điều 3. Mục đích giám sát

1- Chủ động nắm chắc tình hình, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán bộ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ đảng viên, phẩm chất, đạo đức, lối sống, uy tín của cán bộ; tăng cường năng lực tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

2- Nâng cao trách nhiệm, tính tự giác, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ; phát huy ưu điểm, kịp thời phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa, hạn chế khuyết điểm, vi phạm; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ.

3- Góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, bảo đảm sự đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ tương xứng, ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Điều 4. Nguyên tắc giám sát

1- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giám sát đối với cán bộ.

2- Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện việc giám sát cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức. Cán bộ phải chịu sự giám sát của chủ thể giám sát tại Điều 6 Quy định này.

3- Việc giám sát phải công khai, dân chủ, khách quan, tuân thủ Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không được tiết lộ hoặc cung cấp, thông báo các nội dung liên quan đến việc giám sát khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

4- Đảng viên chỉ được thực hiện giám sát khi được tổ chức đảng có thẩm quyền phân công theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Chế độ giám sát

1- Chủ thể giám sát thực hiện

[...]
3