Loading


Quyết định 4326/QĐ-BNN-TCTL năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 4326/QĐ-BNN-TCTL
Ngày ban hành 02/11/2018
Ngày có hiệu lực 02/11/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hoàng Văn Thắng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4326/-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ THỦY LỢI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2030 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng với các nội dung chính như sau:

I. PHẠM VI

Vùng quy hoạch bao gồm 08 tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh và một phần tnh Long An, với tổng diện tích 39.267 km2, dân số khoảng 19,5 triệu người.

II. QUAN ĐIỂM

Quy hoạch phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của vùng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Quy hoạch thủy lợi góp phần bảo vệ, phát triển nguồn nước trên các lưu vực sông; kết hợp hài hoà giải pháp công trình và phi công trình, nht là các giải pháp vquản lý, khai thác công trình thủy lợi; hạn chế tác hại do nước gây ra, nhất là hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng.

Các phương án quy hoạch phát triển thủy lợi phải kế thừa các quy hoạch trước đây là những phương án “m” có th điều chỉnh, b sung. Đu tư xây dựng công trình có tác dụng lâu dài, không hối tiếc.

Quy hoạch thủy lợi góp phần phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế-xã hội; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, kết hợp với các nguồn vốn hợp pháp khác, đóng góp của người dân vùng hưởng lợi; lồng ghép triển khai thực hiện giữa các ngành, chương trình để đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch.

III. MỤC TIÊU

Đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 bảo đảm cấp và tạo nguồn cấp nước cho 430.000 ha đất nông nghiệp, tiến tới chủ động cấp nước cho 147.000 ha diện tích lúa 2 vụ, 63.000 ha cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản.

Bảo đảm tiêu, thoát nước và chống ngập cho 114.000 ha diện tích đất nông nghiệp và 58.000 ha khu vực đô thị.

Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 20 triệu người.

Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai, bão, lũ, ngập lụt, chủ động phòng, chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư, sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông. Bảo đảm an toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông.

IV. PHÂN VÙNG QUY HOẠCH

Vùng I: Phần thượng- trung lưu lưu vực sông Đồng Nai đến hợp lưu sông Đồng Nai- sông Bé và hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận và Tây Ninh. Vùng có địa hình cao, dốc. Tác động của biến đổi khí hậu vùng này chủ yếu tới chế độ dòng chảy hệ thống sông, suối.

[...]
3