Loading


Quyết định 0784/QĐ-BCT năm 2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 0784/QĐ-BCT
Ngày ban hành 30/01/2008
Ngày có hiệu lực 30/01/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 0784/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA BỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 . Vị trí và chức năng

Thanh tra Bộ Công Thương (sau đây gọi là Thanh tra Bộ) là cơ quan thanh tra nhà nước thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; quản lý công tác thanh tra đối với cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ.

Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về công tác tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra Bộ có con dấu và có tài khoản riêng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương.  

2. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về công nghiệp và thương mại đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

6. Hướng dẫn nghiệp vụ về Thanh tra đối với Thanh tra Sở Công Thương; hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, nghiệp vụ đối với các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật thanh tra; tiếp, giải quyết về khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân.

7. Yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra.

8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra.

9. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

10. Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

11. Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

12. Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng.

13. Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về đánh giá tình hình thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong ngành công thương.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc

1. Thanh tra Bộ do Chánh Thanh tra phụ trách và có các Phó Chánh Thanh tra, công chức giúp việc theo sự phân công của Chánh Thanh tra.

2. Bộ máy giúp việc Chánh Thanh tra:

[...]
3