Loading


Quyết định 1008/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 1008/QĐ-BCT
Ngày ban hành 08/02/2014
Ngày có hiệu lực 08/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Lê Dương Quang
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1008/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SƠN - MỰC IN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030"

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP

Căn cứ Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030";

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in Việt Nam phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất và Quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan đã được phê duyệt.

b) Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có tiềm năng phát triển gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

c) Đầu tư cải tiến công nghệ nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, sản xuất các sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã và thân thiện với môi trường.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in tương đối đồng bộ từ khâu cung ứng nguyên liệu, sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. Từng bước tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường nội địa, giảm tỷ trọng nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp sơn - mực in đến năm 2020 đạt 12 - 13%, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp sơn - mực in đến năm 2020 đạt 13%; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sơn - mực in trong toàn ngành công nghiệp hóa chất tăng từ 11% năm 2012 lên 11,5% vào năm 2020 và đạt 12% vào năm 2030.

- Phấn đấu đến năm 2020, nguồn nguyên liệu trong nước có khả năng đáp ứng được 50% về giá trị tổng nhu cầu của toàn ngành và đến năm 2030 đáp ứng 75% về giá trị tổng nhu cầu của toàn ngành.

3. Định hướng phát triển

a) Phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in theo hướng từng bước loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu thay bằng các công nghệ, thiết bị tiên tiến, hạn chế sử dụng các nguyên liệu, hóa chất nguy hại tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cao.

b) Tập trung đầu tư vào các nhóm sản phẩm có giá trị sử dụng cao, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển sản xuất các loại nhựa tạo màng, bột màu, hóa chất, phụ gia cho ngành.

4. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4.1. Quy hoạch phát triển đến năm 2020

a) Giai đoạn đến năm 2015:

Mở rộng, hiện đại hóa các cơ sở sản xuất sơn - mực in hiện có, loại bỏ dần các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, cụ thể như sau:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ