Loading


Quyết định 1022/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 1059/NQ-UBTVQH13 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1022/QĐ-TTg
Ngày ban hành 07/06/2016
Ngày có hiệu lực 07/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1022/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 1059/NQ-UBTVQH13 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 1059/NQ-UBTVQH13 NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2015 VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VÀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1022/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

Ngày 06 tháng 11 năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.

Để các Bộ, ngành, địa phương có cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 về việc thực hiện chính sách pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, nhằm nâng cao nhận thức về việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong các cấp, các ngành và toàn dân.

Xác định rõ những nội dung, nhiệm vụ, lộ trình và thời gian thực hiện để các cơ quan Bộ, ngành Trung ương và địa phương chủ động phối hợp, triển khai thực hiện đồng bộ.

Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhằm phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

a) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 về việc thực hiện chính sách pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và Kế hoạch triển khai của Thủ tướng Chính phủ tới các cấp, các ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương, các đoàn thể nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

b) Nghiên cứu đưa các nội dung về kết hợp kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh vào chương trình giảng dạy, học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, loại hình học tập theo quy định của Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh năm 2013.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

a) Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương về công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Kết luận 86-KL/TW ngày 05/11/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới; Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2014 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đến năm 2020. Đẩy nhanh triển khai có hiệu quả ba đột phá chiến lược về cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

b) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt đội ngũ cán bộ chủ trì cấp chiến lược có đủ trình độ, năng lực tổ chức quản lý, điều hành và lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

[...]
1