Loading


Quyết định 1292/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030

Số hiệu 1292/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/03/2018
Ngày có hiệu lực 14/03/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1292/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;

Căn cứ Văn bản số 11175/BCT-CTĐP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, có xét đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Thông báo số 871-TB/TU ngày 23 tháng 8 năm 2017 của Thành ủy Hà Nội thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của: Sở Công Thương tại văn bản số 354/TTr-SCT ngày 24 tháng 01 năm 2018, văn bản số 76/SCT-QLCN ngày 08 tháng 01 năm 2018 và hồ sơ Quy hoạch kèm theo; Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 161/STNMT-CCBVMT ngày 09 tháng 01 năm 2018; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1163/KH&ĐT-NNS ngày 05 tháng 3 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu:

1. Quan điểm, định hướng phát triển

Quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với Vùng, với cả nước tạo sự phân công, hợp tác trong cơ cấu thống nhất, phù hợp với: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội) với định hướng không gian phát triển hành lang công nghiệp của Hà Nội dọc theo các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 21, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 32... để ưu tiên bố trí các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp của Thành phố để thực hiện định hướng phát triển công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; phát triển công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; đồng thời phối hợp với đào tạo ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo sự phân bố dân cư hợp lý, giảm áp lực về dân số và kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho trung tâm Thủ đô.

Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội phải được xem xét trong sự phối hợp, gắn kết với việc phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có, tạo sự liên kết với các địa phương trong vùng Thủ đô; giải quyết hợp lý mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đảm bảo vừa phát triển mới vừa phục vụ việc di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội đô và khu vực dân cư.

Phát triển các cụm công nghiệp một cách có chọn lọc với ưu thế sử dụng nhiều lao động, nhưng hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đối với các cụm công nghiệp mới sẽ xem xét phát triển với tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, theo hướng phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm công nghiệp vượt trội có lợi thế cạnh tranh, tác dụng dẫn đường thúc đy phát triển kinh tế tri thức, tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị gia tăng và mạng phân phối toàn cầu.

Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế; tăng cường sự hợp tác với các tỉnh, thành phố; huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.

2. Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát:

Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp trên cơ sở nghiên cứu việc điều chỉnh, sáp nhập, mở rộng các cụm công nghiệp đã được quy hoạch hoặc đã tồn tại trước đây; đồng thời với việc quy hoạch mới các cụm công nghiệp trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch có liên quan.

Tạo quỹ đất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ...để phát triển mạnh công nghiệp, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố.

- Mục tiêu cụ thể:

Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030 gồm 159 cụm công nghiệp tổng diện tích khoảng 3.204,31ha. Cụ thể như sau:

+ Giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố có 138 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 2.622,91ha: Giữ nguyên, điều chỉnh, mở rộng, hoàn thiện, củng cố, chuẩn hóa 64 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.598,1ha. Tiếp tục cho tồn tại nhưng hạn chế phát triển, lâu dài thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt 22 cụm công nghiệp đang tồn tại trong khu vực vành đai xanh với tổng diện tích khoảng 428,81ha. Thành lập mới một cách có chọn lọc 52 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 596ha.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ