Loading


Quyết định 1369/QĐ-BCT năm 2014 phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Công thương

Số hiệu 1369/QĐ-BCT
Ngày ban hành 19/02/2014
Ngày có hiệu lực 19/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1369/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG LÃNH ĐẠO BỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 130/QĐ-TTg và Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Đỗ Thắng Hải và đồng chí Cao Quốc Hưng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 2385/QĐ-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế làm việc của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc chung về phân công nhiệm vụ giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng

1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ và trước Quốc hội về quản lý ngành Công Thương.

2. Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý thường xuyên các lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về quyết định của mình.

3. Bộ trưởng phân công hoặc ủy quyền một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo, giải quyết các công việc của Bộ khi Bộ trưởng vắng mặt tại trụ sở của Bộ.

4. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công:

- Chỉ đạo các Tổng cục, Cục, Vụ chức năng, các đơn vị xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế chính sách và các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến lĩnh vực được phân công để Bộ phê duyệt hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Kiểm tra, đôn đốc các Tổng cục, Cục, Vụ chức năng, các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ; các chủ trương, chính sách, pháp luật; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.

- Thứ trưởng trực tiếp theo dõi ngành, đơn vị nào thì chịu trách nhiệm chỉ đạo, xử lý thường xuyên các công việc liên quan đến phạm vi, trách nhiệm của Bộ tại ngành, đơn vị đó; đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm (liên quan đến cơ chế chính sách, dự án đầu tư là công trình quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm của ngành sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu, đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh, đầu tư, tài chính, cơ sở vật chất của ngành…) và những công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, Thứ trưởng báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng hoặc tập thể Lãnh đạo Bộ khi giải quyết như đã được quy định trong Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương được ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2011

- Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác chuyên môn nào sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp, hướng dẫn, chỉ đạo chung toàn ngành về chuyên môn đó.

- Trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến nhiệm vụ do Thứ trưởng khác phụ trách, các Thứ trưởng chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp các ý kiến không thống nhất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

- Ngoài các nhiệm vụ cụ thể được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm tham gia quán xuyến hoạt động chung của Bộ để có thể đảm nhận các nhiệm vụ khác với sự phân công khi Bộ trưởng giao nhiệm vụ.

5. Phân công giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng có thể thay đổi tuỳ theo tình hình công việc, nhiệm vụ của Bộ.

6. Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc theo Quy chế làm việc của Bộ.

Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng

1. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

a) Lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Bộ, được Chính phủ quy định tại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

b) Trực tiếp chỉ đạo công tác chiến lược, quy hoạch và cân đối lớn trong phát triển ngành; công tác tổ chức cán bộ, thanh tra, pháp chế, hội nhập, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng và kỷ luật.

c) Phụ trách ngành năng lượng, công tác quy hoạch và sử dụng tài nguyên đất trong ngành.

d) Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Thi đua - Khen thưởng, Thanh tra Bộ. Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

[...]
1