Loading


Quyết định 1397/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1397/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/09/2012
Ngày có hiệu lực 25/09/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1397/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THỦY LỢI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050 TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng với các nội dung chính như sau:

I. PHẠM VI

13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người.

II. QUAN ĐIỂM

- Quy hoạch thủy lợi phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; làm cơ sở thực hiện quy hoạch chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, điều chỉnh các quy hoạch khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; từng bước ứng phó biến đi khí hậu - nước bin dâng.

- Quy hoạch thủy lợi nhm góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo vệ và phát triển nguồn nước ở thượng lưu và vùng lân cận; kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình; hạn chế các tác hại do nước gây ra, nhất là lũ lụt và xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, khép kín; phục vụ đa mục tiêu, lợi dụng tổng hợp, phát huy các lợi thế, thế mạnh của vùng; đảm bảo tính thống nhất toàn vùng và phù hợp với đặc thù của từng khu vực trong vùng.

- Tận dụng hiệu quả lợi ích do các nguồn thiên nhiên mang lại như nước lũ cung cấp phù sa, nguồn lợi thủy sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng; nước mặn với rừng ngập mặn, nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái nước mặn.

- Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hp pháp khác trong nước và ngoài nước, đồng thời huy động sự đóng góp của người dân để đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

- Tôn trọng Hiệp ước Mê Công và các điều ước quốc tế có liên quan trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia, khu vực trong vùng.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Tạo ra hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

- Xác định các chương trình, dự án ưu tiên và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050; đề xuất các vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy hoạch, nhất là trong điều kiện sử dụng nước thượng lưu sông Mê Công, tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng cho khoảng 32 triệu dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (số liệu ước tính đến năm 2050), trong đó khoảng 20 triệu dân vùng ngập lũ và 12 triệu dân vùng ven bin.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chủ động cấp nước, tiêu thoát nước, kim soát lũ, kiểm soát mặn ổn định cho khoảng 1,8 triệu ha đt lúa vùng đng bng sông Cửu Long; chủ động ngun nước đảm bảo lịch thời vụ và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đề xuất giải pháp cung cp nước ngọt, nước mặn ổn định và bền vững cho khoảng 0,7 triệu ha diện tích nuôi trng thủy sản nước lợ và nước ngọt trong vùng.

- Hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống cống điều tiết nhằm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích; khai thác thế mạnh về sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng và chế biến các loại trái cây đem lại hiệu quả cao.

- Góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người dân nhm n định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong vùng.

- Chủ động các giải pháp ứng phó với tác động của biến đi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, suy giảm dòng chảy kiệt thượng lưu; đề xuất giải pháp phòng chống xói lở, bồi lắng và bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH

[...]
2