Loading


Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 140/QĐ-TTg
Ngày ban hành 21/01/2010
Ngày có hiệu lực 01/02/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 140/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC NAM PHÍA ĐÔNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 6803/TTr-BGTVT ngày 30 tháng 9 năm 2009 về Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông với những nội dung chủ yếu sau:

A. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU:

- Đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông nối từ Hà Nội đến Cần Thơ, là một bộ phận của mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008;

- Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông nhằm mục đích kết nối các dự án đã và đang triển khai, đồng thời làm cơ sở để các Bộ, ngành và các địa phương triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan;

- Sớm hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng, tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải khác (đường sắt, cảng biển, sân bay…) nhằm nâng cao năng lực vận tải trên hành lang Bắc Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1, nhất là tại cửa ngõ các đô thị lớn;

- Tuyến đường được quy hoạch với quy mô hoàn chỉnh. Trong thực hiện có thể phân kỳ đầu tư để phù hợp với lưu lượng vận tải và khả năng huy động nguồn vốn nhưng giai đoạn 1 phải có tối thiểu 4 làn xe và quản lý quỹ đất phục vụ cho việc mở rộng trong các giai đoạn sau:

B. NỘI DUNG QUY HOẠCH

I. HƯỚNG TUYẾN

▪ Điểm đầu tuyến: tại nút giao Pháp Vân (giao giữa đường vành đai 3 thành phố Hà Nội và tuyến cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ).

▪ Điểm cuối tuyến: tại Cần Thơ. Trong giai đoạn trước mắt nối tuyến cao tốc vào nút giao Chà Và ở phía Bắc của Dự án cầu Cần Thơ. Trong giai đoạn sau tuyến cao tốc kết nối với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp để tiếp tục đi về Cà Mau.

▪ Hướng tuyến:

Hướng tuyến chi tiết trên từng đoạn như sau:

1. Đoạn Pháp Vân – cầu Giẽ (theo hướng tuyến đã được xây dựng với quy mô giai đoạn 1 cho 4 làn xe cao tốc).

Từ nút giao Pháp Vân (giao giữa đường vành đai 3 thành phố Hà Nội và tuyến cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ), tuyến đi cách Quốc lộ 1A cũ khoảng 1 – 1,5 km về phía Đông, qua Yên Sở, các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh (huyện Thanh Trì); Liên Phương, Quất Động, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Vạn Điểm, Minh Cường (huyện Thường Tín), Phú Minh (huyện Phú Xuyên) và kết thúc tại km 210 (lý trình Quốc lộ 1A mới) trên đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Chiều dài đoạn tuyến là 30 km.

2. Đoạn cầu Giẽ - Ninh Bình (theo hướng tuyến đang được xây dựng với quy mô 6 làn xe)

Bắt đầu từ km 210 (lý trình Quốc lộ 1A mới) trên đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ, tuyến rẽ trái giao với Quốc lộ 38 tại Vực Vòng (cách ngã ba Quốc lộ 1A và Quốc lộ 38 hiện tại khoảng 2 km về phía cầu Yên Lệnh). Tuyến vượt sông Châu Giang về phía Đông của thành phố Phủ Lý, vượt Quốc lộ 21A và đường sắt Thống Nhất, tiếp tục đi về phía Đông của Quốc lộ 1A rồi giao với Quốc lộ 10 tại nút giao Cao Bồ (khoảng km 131+477 theo lý trình Quốc lộ 10).

Chiều dài đoạn tuyến là 50 km.

3. Đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa (Nghi Sơn)        

Bắt đầu từ nút giao Cao Bồ (giao giữa đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1 với Quốc lộ 10), tuyến vượt qua sông Đáy tại hạ lưu cảng Ninh Phúc rồi đi song song với tuyến tránh thành phố Ninh Bình đã được xây dựng, vượt Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất tại khu vực cầu Vó trên Quốc lộ 1A sang phía Tây Quốc lộ 1A.

Tuyến giao với Quốc lộ 12B tại khu vực thôn Yên Thịnh, xã Yên Bình tại vị trí cách ngã ba Gềnh khoảng gần 3 km rồi đi về phía Tây Bắc của Nhà máy xi măng Tam Điệp. Tuyến vượt dãy Tam Điệp sang nông trường Hà Trung, đi ngoài phạm vi quy hoạch thị xã Bỉm Sơn, giao Tỉnh lộ 512, đi về phía Tây của khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy; giao Quốc lộ 217 tại khu vực xã Hà Lĩnh, vượt qua hệ thống sông Mã gần khu vực ngã ba Bông trên sông Mã, núi Đọ ở phía Tây thành phố Thanh Hóa; giao Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47 rồi đi về phía Tây đường sắt Thống Nhất, vượt qua khu vực hồ Yên Mỹ và kết thúc tại vị trí giao cắt với đường Nghi Sơn – Bãi Trành (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh).

Chiều dài đoạn tuyến khoảng 121 km.

4. Đoạn Thanh Hóa (Nghi Sơn) – Hà Tĩnh (thị xã Hồng Lĩnh)    

[...]
3